71
So sánh lời của Hồ truyện và câu nhập đề của bài Kinh nghĩa, ta thấy rằng, Hồ truyện khẳng định sự phân biệt giữa “lai” và “triều” là vấn đề
khen hay chê theo nghĩa của Xuân Thu. Lời nhập đề đóng vai trị chuyển mạch văn, mặc dù nó ngụ ý sẽ phát triển hướng lập luận rằng “ghi thẳng là “đến” (lai)” là mang ý chê, nhưng trên câu chữ nó được
diễn đạt bằng cơng thức của một câu hỏi tu từ. Hai chữ “hề nhược” (là
tại sao) và câu lí giải về thân phận Sái Bá ngay sau đó đóng vai trị quan trọng cho chức năng chuyển chiết của nhập đề.
Đi vào phần bát cổ, không chỉ sự tương liên chuyển chiết của các “nhị cổ” để đảm bảo mạch lập luận logic chủ đạo của toàn thiên
mà càng quan trọng hơn, những cấu trúc đối ngẫu chặt chẽ ở đây sẽ bổ sung những hiểu biết về hệ thống tri nhận đặc thù (tri nhận bằng đối
ngẫu) đã tồn tại dài lâu trong lịch sử đời sống văn hóa văn nhân trước
kia. Một trong những cách giản dị nhất để hình dung về mối liên hệ
giữa các nhị cổ là mơ hình khai – thừa – chuyển – hợp.51
Khởi nhị cổ hay Đề tị làm nhiệm vụ khai mở, nội dung chỉ được
đề cập bán phần ý biện luận chủ đạo. Trong bài văn, Khởi nhị cổ nói về cái chính nghĩa của một vương thần khi ra ngoài bờ cõi. Sự chính
nghĩa này được đặt trên nền tảng của quan hệ vua – tơi. Nếu Hồ truyện
giải thích “bề tơi [về] nghĩa thì khơng được tư giao, quan đại phu
khơng có mệnh vua không được ra khỏi biên cảnh” thì ở đây người
làm bài văn Kinh nghĩa trước hết lập luận người làm bề tôi ra khỏi
biên cảnh chỉ được coi là chính nghĩa khi có mệnh của thiên tử. Mệnh của thiên tử được ban ra trong trường hợp nào, Khởi nhị cổ đưa ra hai điển lễ để biện luận, một là khi thiên vương có việc triều sính, và một là khi thiên vương có lệnh ban thưởng cho chư hầu.
Trung nhị cổ thừa tiếp Khởi nhị cổ bằng cách bày ra tình huống
đối lập với lẽ chính nghĩa đã được xác lập ở Khởi nhị cổ. Nội dung ở
Trung nhị cổ tỏ ra trực tiếp hơn với đề mục, bởi vì nó tập trung diễn tả hành vi “tới” của Sái Bá. Sự đối ngẫu hình thức giữa hai vế góp phần trong việc dựng lên hai chiều quan hệ của đối tượng Sái Bá với một
51 Gong Duqing, Sđd, 16.
72
bên là vua thiên tử và một bên là nước Lỗ. Hai chiều quan hệ này được thừa tiếp để làm mạch chủ cho Hậu nhị cổ.
Hậu nhị cổ có văn phong trang nghiêm, là phần trọng yếu để hồi đáp đề mục. Đề mục là “Sái Bá tới” và nghĩa chủ đạo của truyện chú là Sái Bá là vương thần chịu ân thiên tử, không được vượt phận tự ý tư giao với chư hầu, ở đây là với nước Lỗ. Hậu nhị cổ đã khéo léo biện luận về sự sai trái của Sái Bá trong cả hai chiều quan hệ với nhà Chu thiên tử và với nước Lỗ chư hầu. Điều lí thú là xét về tính chất thơng
tin, nếu chúng ta so sánh thông tin ở Hậu nhị cổ và Thúc nhị cổ thì
Thúc nhị cổ tỏ ra “dùng lại” được nhiều hơn câu chữ của chú sớ đời
trước. Điều này có lẽ khiến cho việc cả hai vế của Hậu nhị cổ đều
nhắc lại ý “việc đó cịn chưa thể biết được” (vị khả tri dã) trở thành không phải ngẫu nhiên. Những điều mà Hậu nhị cổ nói đến giống như các suy đốn và thậm chí là bình luận của người viết đối với cách hành xử của Sái Bá trong quan hệ với nhà Chu thiên tử và nước Lỗ chư hầu. Tuy nhiên, những chữ “việc đó cịn chưa thể biết được” vừa làm giảm màu sắc cá nhân bình luận của lời viết vừa tạo đà chuyển mạch cho Hậu nhị cổ. Ngụ ý của người viết bài văn bát cổ này ở chỗ
nghĩa của Kinh Xuân Thu trong đề bài kinh nghĩa này không chỉ ở
phương diện sự kiện, ở hành động cụ thể của Sái Bá mà cịn bởi tính
chất “răn đe” hành vi tư giao, trái mệnh, vượt lễ. Vì thế, Thúc nhị cổ tái khẳng định ý chú giải của Hồ truyện để thiết lập mối liên hệ từ “tư
giao” đến “nguồn cơ kết bè đảng” và từ “trái mệnh” đến “manh nha sinh hai lòng”.
Ở phần Thu kết, câu “Kẻ kia cũng chưa nghe nghĩa bề tôi, cho nên mới thành ra như thế” giống như một sự định tội chắc nịnh cho hành vi “tới” của Sái Bá. Hai câu văn nối tiếp có nhiều tiểu đối, nội
dung chủ đạo là nghị luận về “xưa người biết cách làm tôi” (cổ chi
thiện vi thần) và hiệu quả của điều này. Chúng ta sẽ thấy mạch văn thu
dần theo cách nó đã mở ra ở những phần đầu bài: Nối tiếp ý về chức phận đúng đắn cần thực hiện của một người bề tôi và hiệu quả của việc chức phận này được thực hiện một cách chính đính, bài văn đi đến kết luận về cái nghĩa “chính” theo lí tưởng Kinh Xuân Thu: “Cho nên một chính mà khơng gì khơng chính, đó là sự duy nhất vương
73
thần phải cầu vọng”. Bài văn khép lại ở câu hồi đáp trực tiếp đề mục, và dưới hình thức một lời cảm thán: “Cớ sao Sái Bá tư giao để che lấp
mất nghĩa ấy!” Cái “nghĩa” của câu kinh văn Xuân Thu “Sái Bá tới”
được làm sáng tỏ: “Tới” là vì “tư giao”, Sái Bá với thân phận của
mình mà “tới” tức là trái lễ, cũng tức là ám muội mất đại nghĩa theo lệ, phân định phận vị của Kinh Xuân Thu. Và rõ ràng, đây là việc làm sáng tỏ nghĩa lí khơng gì khác hơn bằng sự tuân theo nghiêm cẩn dòng mạch quan điểm của hệ thống truyện chú mang tính chính thống, uy quyền, đã được hợp thức hóa.
Kết luận
Hiện nay, trong kho sách Hán Nôm lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội), chúng ta cịn thấy có vài trăm đầu kí hiệu với tựa đề như Hương thí văn tuyển, Hội Đình văn tuyển, Hương
Hội văn, v.v. Bước đầu khảo sát các tư liệu này chỉ ra phần lớn đây là
những bản sao các tuyển tập văn bài đỗ cao trong các kì thi Hương,
Hội, và Đình của triều Nguyễn. Trong mỗi tập văn bài như vậy, kết cấu cơ bản gồm hai phần, phần văn tuyển thi Hương và phần văn tuyển thi Hội, Đình. Trong phần văn tuyển thi Hương, thông thường người biên soạn tập hợp các văn bài được chấm đỗ cao trong kì thi Hương của các trường khác nhau trên toàn lãnh thổ nhà Nguyễn. Với mỗi trường thi như vậy, đề bài thi và bài làm của sĩ tử đỗ cao được sắp
xếp lần lượt theo nội dung thi, ví dụ, Kinh nghĩa rồi đến Thi và Phú,
đến Chế, Chiếu, Biểu, và cuối cùng là Văn sách. Cách biên tập tương tự được áp dụng trong phần hai, phần tập hợp văn bài thi Hội. Cuối cùng là đề và bài văn sách thi Đình của một hoặc vài người đỗ cao nhất.52
Như vậy, nếu chỉ xét riêng bài Kinh nghĩa trong thời nhà Nguyễn, chúng ta có một lượng tư liệu tương đối để tìm hiểu xem: 1)