Theo tìm hiểu của cá nhân, tôi chưa tìm thấy tập văn bài tương tự cho các khoa th

Một phần của tài liệu Khoa cử và tri nhận kinh điển nho gia the civil service examination system and learners’ cognition of the confucian canon (Trang 36 - 37)

đời Lê. Tuy nhiên, có một số kí hiệu sách mang tựa đề như Lê triều văn tuyển thì thường là tập hợp văn bài hoặc Văn sách, hoặc Thi và Phú, hoặc văn Tứ lục (tức loại như Chế, Chiếu, Biểu). Riêng với Kinh nghĩa đời Lê, đến nay, tơi vẫn chưa tìm thấy một văn bài, dù là bài văn mẫu, còn tồn tại.

74

những người tổ chức khoa cử thường lựa chọn dạng đoản ngữ hoặc

câu kinh văn như thế nào để làm đề bài hỏi thi Kinh nghĩa; 2) đối với nho sinh–sĩ tử học tập kinh điển Nho gia theo hệ thống sách Đại toàn

của nhà Minh, việc giải nghĩa kinh điển như thế có thể đưa đến những định hướng giá trị chung nào không; và 3) từ cách tư duy đến việc cần

viết ra sự hiểu của bản thân theo khung Kinh nghĩa bát cổ, quá trình

này giúp “tái sản xuất” một đội ngũ trí thức Nho gia như thế nào.53

Mặc dù những khảo sát trong khuôn khổ bài viết này chưa thể trả lời tất cả các câu hỏi nói trên, sự phân tích một số chính sách khoa cử của triều đình nhà Nguyễn đối với kì thi Kinh nghĩa cũng như quá trình viết một bài văn Kinh nghĩa cụ thể chỉ ra rằng: Trong khoa cử, người làm bài Kinh nghĩa không được kì vọng cần đưa ra chính kiến của bản thân đối với một câu kinh văn, hay cụ thể hơn, một ý tưởng, một lập luận, một quan điểm hoặc một sự kiện được ghi trong kinh điển Nho gia. Điều quan trọng nhất đối với người đi thi, thứ nhất, họ

cần phải nói mọi điều đúng như ý nghĩa của câu kinh văn mà những

chú sớ do triều đình qui định đã xác định. Thứ hai, họ cần viết về

những điều này theo “phương pháp” viết lách thuộc một hệ thống từ chương nhất định; chẳng hạn, người ta đã không cho rằng đối ngẫu

dẫn đến sự dư thừa, trùng lặp ý tưởng trong diễn đạt. Hoặc như, việc

đề cập đến ý tưởng chính của bài Kinh nghĩa, cũng tức là nghĩa chính

của câu kinh văn, không chỉ một lần và một cách trực tiếp. Thay vào

đó, theo khung Kinh nghĩa bát cổ, một ý tưởng chính sẽ được diễn đạt

từ xa đến gần, từ gián tiếp đến trực tiếp; tất cả khơng phải để bình luận, đánh giá, phê phán, mà để khẳng định “nghĩa” của câu kinh văn đã được định sẵn trong các bản chú sớ.

Bài viết dựa trên tham luận tại hội thảo “Kinh điển Nho gia ở

Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc – Trường

Một phần của tài liệu Khoa cử và tri nhận kinh điển nho gia the civil service examination system and learners’ cognition of the confucian canon (Trang 36 - 37)