2.4. Thực trạng thanh khoản và quản trị thanh khoản tại HDBank
2.4.2.1 Thực trạng quản trị thanh khoản tại HDBank theo Hiệp ước Basel
ƣớc Basel II
Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu hoạt động HDBank trong năm 2014
Đơn vị :% Tăng trưởng tín dụng 34.4 Tỷ lệ an toàn vốn 12.2 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ: 3.76 + HDBank 2.33 + Đại Á 6.79 + HDfinance 7.25 Tỷ lệ khả năng chi trả 16.4
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho sử dụng
để cho vay trung và dài hạn 3.89
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2014 HDBank)
Trong năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của HDBank là 34,4% so với năm 2013, đây là một tỷ lệ khá cao trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng đang gập nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoãng kinh tế. NH đã duy trì tỷ lệ tối thiểu lớn hơn 8% giũa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro, năm 2014 là 12.2 %. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của ngân hàng ở mức tương đối thấp là 3,76%, tuy nhiên trong đó tỷ lệ nợ xấu từ Đại Á và Hdfinace cịn duy trì một tỷ lệ khá cao nên ảnh hưởng đến toàn mức nợ xấu của ngân hàng.
Trong thời gian qua nhằm đảm bảo tăng trưởng hiệu quả an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, HDBank cũng đã từng bước thực hiện hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro NH như: Quy định tỷ lệ vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phịng cho rủi ro tín dụng…Tuy nhiên, NH chỉ mới dừng lại ở việc áp dụng Basel I, chưa áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro theo quy định của trụ cột 1 trong Basel II.
Tuân thủ về giới hạn tín dụng : Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có và tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng vượt quá 50% vốn tự có.
NH thường xuyên đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả ngay tối thiểu 15% giữa giá trị các tài sản “có” có thể thanh tốn ngay và tài sản “ nợ” sẽ đến hạn thanh toán, và tối thiểu bằng 100% giữa tổng tài sản “ có” có thể thanh tốn ngay và tổng tài sản “nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
NH cũng đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn dưới 40%.
Trong thời gian qua, HDBank đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao cơng tác quản trị rủi ro trong NH, có các phịng ban chun về chức năng quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng chỉ tập trung ở rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,… chưa quan tâm nhiều đến rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường.
Ngân hàng chưa áp dụng phương pháp đánh giá nội bộ theo Basel II do đánh giá rủi ro phải dựa trên cơ sở nhiều yếu tố như: kỳ đáo hạn hiệu dụng, xác suất vỡ nợ… Do đó cơng tác quản trị rủi ro trong ngân hàng còn khá lõng lẻo, năng lực thẩm định còn chưa cao.
HDBank đã thực hiện các qui định về công tác minh bạch thông tin. Ngân hàng công bố công khai các thông tin trong báo cáo tài chính năm đã được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam,tại nơi trụ sở chính và các địa điểm hoạt động, trên báo trung ương và địa phương. Tuy nhiên, ngân hàng chưa chú trọng trong công tác công bố các thông tin báo cáo quý, và khi cơng bố thơng tin ngân hàng ít khi kèm theo các thuyết minh theo chuẩn mực VAS.
Những khó khăn trong cơng tác áp dụng Basel II trong ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM:
+ Nội dung của Basel II quá phức tạp. Mỗi văn bản ban hành từ ủy ban Basel kể cả văn bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài từ 400-500 trang giấy, những thuật ngữ được sử dụng cũng thật không dễ hiểu, là những từ mới và từ khó bằng tiếng Anh.
+ Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn. Đối với các NH quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm được chi phí thơng qua quy mơ hoạt động. Đối với các nước đang phát triển nhiều NH sẽ gặp khó khăn vì việc chuyển sang Basel II rất tốn kém, các NH cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp NH.
+ Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao. Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn NH hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy u cầu an tồn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những NH này. Mặc dù, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các NH phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel I bởi các NH phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho các NH Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị
trường thấp hơn các NH quốc tế lớn bởi phạm vi hoạt động của các NH tương đối hẹp.