Các chỉ số thanh khoản của HDBank từ năm 2012 đến 2014

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Đơn vị: % STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Trung bình 1 H1 :Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động. 7.23% 10.55% 10.43% 9.41% 2 H2 :Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”. 6.66% 9.47% 9.39% 8.51% 3 H3: Chỉ số trạng thái tiền mặt 23.11% 9.82% 7.68% 13.54%

4 H4: Chỉ số năng lực cho vay 30.44% 39.69% 50.25% 40.13% 5

H5: Dư nợ/Tiền gửi khách

hàng 71.80% 61.15% 69.46% 67.47%

6

H6: Chỉ số chứng khoán

thanh khoản 19.89% 20.04% 14.73% 18.22%

(Nguồn : Báo cáo tài chính HDBank qua các năm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ số H1 và H2 đều đảm bảo lớn hơn 5% qua các năm và trung bình là 9,41% đối với H1 và 8,51% đối với H2, và hai chỉ số trên có

xu hướng tăng cao vào các năm gần đây 2013 và 2014. Ngân hàng đã đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn và tăng tài sản có phù hợp với tốc độ tăng của nguồn vốn tự có, nhưng vẫn đảm bảo theo các quy định của NHNN về giới hạn an toàn.Chỉ số H3 qua các năm cũng đều lớn hơn 5%, và có xu hướng giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt và gửi tại TCTD khác của HDBank giảm mạnh vào các năm 2013 và 2014 trong khi tổng tài sản có lại tăng nhanh, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013 do việc sáp nhập với Ngân hàng Đại Á, tổng tài sản lên đến 86.227 tỷ đồng vào, tăng hơn 60% so với năm 2012. Ngân hàng cần chú trọng trong vấn đề đảm bảo khả năng chi trả ngay bằng tiền mặt cho khách hàng. Đảm bảo giải quyết kịp nếu rủi ro rút tiền hàng loạt của khách hàng xảy ra.

Chỉ số năng lực cho vay có xu hướng tăng qua các năm,trung bình là 40,13%. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do trong các năm gần đây ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế, việc đẩy mạnh cho vay gặp nhiều khó khăn và vấn đề nợ xấu còn tồn động trong hệ thống ngân hàng ở mức cao. Trong năm 2013 và 2014 chỉ số này tăng cao, trong năm 2014 là hơn 50%, ngân hàng cũng đã đẩy mạnh đầu tư sang các tài sản “Có” khác giảm dần tỷ trọng của tín dụng, do đó sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro cho ngân hàng và khả năng đảm bảo tiền vay của ngân hàng là rất cao.

Chỉ số Dư nợ/ Tiền gửi khách hàng trong các năm luôn ở mức thấp, ln nhỏ hơn 100%, trung bình là 67,47%, và có xu hướng giảm qua các năm. Trong trường hợp này ngân hàng một phần của số tiền huy đông và đa dạng hóa sang các hình thức sử dụng nguồn vốn khác. Ngân hàng đã giảm thiệu được rủi ro tín dụngvà rủi ro thanh tốn trong hoạt động của ngân hàng.

Nhìn vào chỉ số chứng khoán thanh khoản ta thấy trong những năm gần đây ngân hàng đã chú trọng hơn đến mạng đầu tư cho chứng khốn, trung bình qua ba năm đạt 18.22%. Từ đó giảm bớt áp lực rủi ro trong cho vay. Đây là biện pháp đa dạng hóa hợp lý của ngân hàng, tuy nhiên các chứng khoán cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn, ngân hàng cần xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro trong mảng đầu tư này.

Nhìn chung các chỉ số của NH đều đảm bảo và có xu hướng hồn thiện hơn theo thời gian. Điều này là hết sức cần thiết trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững của NH.

Vốn điều lệ và hệ số CAR Vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w