:Vốn điều lệ cuả HDBank và các ngân hàng khác cuối năm 2014

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70)

Đơn vị :triệu đồng STT Ngân hàng Vốn điều lệ đến 31/12/2014 TMCP 1 HDBank 8.100 2 ACB 9.377 3 Sacombank 12.425 4 Southernbank 4.000 5 Kienlongbank 3.000 TMCP có vốn NN 1 Vietinbank 37.234 2 BIDV 28.112

(Nguồn : Báo cáo tài chính các NHTM năm 2014)

Theo lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam được NHNN quy định đến năm 2008 các ngân hàng phải có mức vốn tối thiểu là

1.1 tỷ đồng đến hết năm 2008, 3.000 tỷ đồng đến hết năm 2010. Theo những quy định trên HDBank đã đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn vốn pháp định cần thiết vào cuối năm 2008 là 1.550 tỷ đồng.. Đến cuối năm 2010 HDBank đã tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2013 ngân hàng đã tăng vốn lên là 8.100 tỷ đồng. Theo đó HDBank hồn tồn có khả năng đảm bảo theo lộ trình tăng vốn của NHNN. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nếu so sánh với các ngân hàng khác trong nước về vốn tự có thì HDBank cịn nằm trong nhóm các ngân hàng có mức vốn tự có

trung bình. Và hiện vẫn cịn một khoản cách khá xa so với nguồn vốn tự có của các NHTM Nhà nước, như ngân hàng Vietinbank có mức vốn lên đến 37.234 tỷ đồng, BIDV là 28.112 tỷ đồng.

Hệ số CAR (hệ số H3): Vốn tự có /Tổng tài sản có rủi ro qui đổi.

Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke hay hệ số siết cổ tín dụng, phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi. Theo Thơng tư 13 TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro. Hiệp ước Basel II quy định tỷ lệ vốn an toàn vẫn là 8%, tuy nhiên trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Việt Nam, vì các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động là 20% tổng doanh thu, trong khi đó các khoản vay đối với các doanh nghiệp sẽ chịu mức rủi ro 100%.

Bảng 2.7: Hệ số CAR của ngân hàng HDBank từ năm 2009 đến năm 2014

Đơn vị :%

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hệ số CAR 15.57 12.71 15.01 14.2 12.21 10.85

Biểu đô 2.6 Hệ số CAR của HDBank từ năm 2009 đến năm 2014

Trong các năm gần đây, hệ số này của HDBank luôn đảm bảo ở mức khá cao trên 10%,lớn hơn mức tối thiểu 9% theo quy định của NHNN. Chứng tỏ ngân hàng luôn chú trọng trong công tác điều hành và duy trị những tài sản có với những mức rủi ro phù hợp nguồn vốn tự có mà ngân hàng tăng thêm qua các năm. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy hệ số CAR của HDBank có xu hướng giảm trong các năm gần đây. Nguyên nhân là do ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc đa dạng hóa việc sử dụng nguồn vốn nhằm tăng khả năng sinh lời của tài sản có. Hệ số CAR thấp nhất là vào năm 2014 là 10.85%. Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng cần có các biện pháp dự báo và dự phòng nguồn đảm bảo thanh khoản tốt hơn để bảo đảm xử lý tơt khi có rủi ro thanh khoản xảy ra.

Hệ số H1 : Chỉ số vốn tự có / Tổng nguồn vốn huy động

Bảng 2.8: Hệ số H1 của HDBank so với các NHTM thời điểm 31/12/2013; 31/12/2014 STT Ngân hàng Chỉ số H1 (%) 2013 2014 TMCP 1 HDBank 10.55% 10.43% 2 ACB 5.73% 6.09% 3 Sacombank 7.76% 8.61% 4 Southernbank 5.64% 5.46% 5 Kienlongbank 19.82% 16.76% TMCP có vốn NN 1 Vietinbank 5.58% 7.13% 2 BIDV 5.02% 5.45%

Theo quy định quả NHNN chỉ số này phải dảm bảo trên 5%. Chỉ số này phản ánh vốn tự có chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với nguồn vốn huy động và chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Nhìn chung các ngân hàng TMCP đều có chỉ số H1 đảm bảo theo quy định của NHNN là lớn hơn 5%. Chỉ số H1 cao nhất là ngân hàng Kiên Long đến 16.76 % năm 2014, điều này thể hiện khả năng thu hút nguồn vốn huy động của ngân hàng là chưa tốt khi đảm bảo theo lộ trình tăng vốn điều lệ của NHNN.

Trong khi đó các NHTM có vốn NN lại có chỉ số H1 rất thấp trên chút ít mức 6%. Khi rủi ro xảy ra, các ngân hàng này khó có khả năng chống đỡ. Bởi lẽ, vốn tự có được coi như “tấm đệm” giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh, đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Điều này cho thấy, tính cấp thiết của việc cổ phần hố các ngân hàng thương mại nhà nước.

Chỉ số H1 của HDBank luôn đảm bảo trên 5% theo đúng quy định của NHNN, chỉ thấp hơn ngân hàng Kiên Long. Qua đó cho thấy HDBank ngày càng chú trọng nâng cao tiềm lực của mình,và tăng nguồn vốn tự có. Trong các năm 2013, 2014 ngân hàng ln duy trì một tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn huy động ở một mức độ ổn định trên 10%. Việc duy trì một tỷ lệ phù hợp như vậy vừa có thể dảm bảo được an tồn vừa đem lại hiệu quả trong kinh doanh cho ngân hàng. Ngân hàng đã có các chính sách thu hút ngn vốn từ tiền gửi khách hàng ổn định.

Hệ số H2 : Chỉ số Vốn tự có /Tổng tài sản “Có”

Bảng 2.9: Hệ số H2 của HDBank so với các NHTM thời điểm 31/12/2013; 31/12/2014 STT Ngân hàng Chỉ số H2 (%) 2013 2014 TMCP 1 HDBank 9.47% 9.39% 2 ACB 5.32% 5.63%

3 Sacombank 7.06% 7.70% 4 Southernbank 5.31% 5.16% 5 Kienlongbank 16.15% 14.04% TMCP có vốn NN 1 Vietinbank 5.21% 6.46% 2 BIDV 4.75% 5.13%

(Nguồn : Báo cáo tài chính các NHTM qua các năm)

Theo quy định quả NHNN chỉ số này phải dảm bảo trên 5%. Chỉ số này phản ánh vốn tự có chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với tổng tài sản có và chỉ này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Nhìn chung các ngân hàng TMCP đều có chỉ số H2 đảm bảo theo quy định của NHNN là lớn hơn 5%, chỉ có trường hợp của ngân hàng BIDV năm 2013 chỉ số này là 4.75% đã vi phạm quy định về an toàn vốn. Chỉ số H1 cao nhất là ngân hàng Kiên Long đến 14.04% năm 2014,vốn tự có của các ngân hàng này đã tăng nhanh hoặc tạm thời chưa sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất.Trong khi đó các NHTM có vốn NN lại có chỉ số H2 rất thấp chỉ giao động quanh mức 5%. Khi rủi ro xảyra, các ngân hàng này khó có khả năng chống đỡ.

Chỉ số H2 của HDBank luôn đảm bảo trên 5% theo đúng quy định của NHNN. Qua đó cho thấy HDBank ngày càng chú trọng nâng cao tiềm lực của mình,và tăng nguồn vốn tự có. Chỉ số H2 trong hai năm 2013 và 2014 được duy trì ở mức độ ổn định trên 9%, chỉ số này ở mức trung bình so với nhóm các ngân hàng TMCP tư nhân và cao hơn nhóm ngân hàng TMCP có vốn nhà nước. Như vậy là do HDBank đã chú trọng trong việc duy trì một tỷ lệ tăng các tài sản có cho tương xướng với nguồn vốn huy động tăng thêm. Trong năm 2013, với việc sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua lại 100% vốn của cơng ty Tài chính SGVF tổng tài sản có của ngân hàng đã tăng một cách nhanh chống, cùng với đó là một tỷ lệ vốn tự có tăng cạo tại ngân hàng nên vẫn đảm bảo tỷ lệ H2 hợp lý qua các năm, nên đã giúp

nâng cao năng khả năng sinh lợi và năng lực canh tranh của ngân hàng. Chỉ số trạng thái tiền mặt:

Bảng 2.10: Chỉ số trạng thái tiền mặt của HDBank so với các NHTM thời điểm 31/12/2013; 31/12/2014 STT Ngân hàng Chỉ số H3 (%) 2013 2014 TMCP 1 HDBank 9.82% 7.68% 2 ACB 4.60% 7.32% 3 Sacombank 8.33% 5.71% 4 Southernbank 3.19% 2.12% 5 Kienlongbank 14.96% 7.32% TMCP có vốn NN 1 Vietinbank 4.76% 10.82% 2 BIDV 6.25% 6.91%

(Nguồn : Báo cáo tài chính các NHTM qua các năm)

Một tỷ lệ tiền mặt H3 là tỷ số giữa: tiền mặt và Tiền gửi tại các TCTD) trên TS sản “Có”. Tỷ số H3 cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Chỉ số này đặc biệt thấp ở trường hợp của ngân hàng Phương Nam, năm 2014 chỉ số H3 là 2.12%, nguyên nhân là do để tối đa hóa nguồn lợi nhuận từ TS có ngân hàng này ln duy trì một tỷ tiền mặt rất nhỏ. Tuy nhiên, khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao. Qua đó, cho thấy các ngân hàng cần duy trì một tỷ lệ trạng thái tiền mặt hợp lý để bảo nhu cầu chi trả tức thời và giảm các chi phí huy động vốn trong trường hợp xảy ra rủi ro thanh khoản.

HDBank ln duy trì chỉ số H3 ở mức hợp lý, trong năm 2014 HDBank có chỉ số trạng thái tiền mặt là 7.68%, giảm 2.14% so với năm 2013, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn ở các ngân hàng TMCP khác và chỉ thấp hơn ở ngân hàng Vieinbank. Từ đó, ngân hàng sẽ tạo được niềm tin nơi khách hàng về khả năng chi trả ngay của ngân hàng,và các ngân hàng khác trên thị trường tiền tệ khi ngân hàng có khả năng cho vay qua đêm cao hơn so với các ngân hàng khác.

Chỉ số năng lực cho vay : Dƣ nợ / Tổng tài sản “Có”.

Bảng 2.11: Chỉ số năng lực cho vay của HDBank so với các NHTM thời điểm 31/12/2013; 31/12/2014 STT Ngân hàng Chỉ số H4 (%) 2013 2014 TMCP 1 HDBank 39.69% 50.25% 2 ACB 57.44% 63.41% 3 Sacombank 62.38% 67.68% 4 Southernbank 56.76% 53.27% 5 Kienlongbank 51.35% 56.17% TMCP có vốn NN 1 Vietinbank 65.47% 64.71% 2 BIDV 68.90% 70.19%

(Nguồn : Báo cáo tài chính các NHTM qua các năm)

Chỉ số năng lực cho vay chỉ ra rằng trong các tài sản mà ngân hàng nắm giữ thì cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ số này càng cao thể hiện ngân hàng chú trọng cho vay càng cao, và rủi ro tín dụng và thanh khoản của ngân hàng cũng cao hơn. Nhìn chung, hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

hiện nay vẫn là hoạt động tín dụng. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của các ngân hàng, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác.

Chỉ số năng lực cho vay bình qn tồn ngành trong những năm gần đây đều trên 50%. Các ngân hàng có chỉ số này cao nhất trong năm 2014 chủ yếu là các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước: ngân hàng BIDV là 70.19%, ngân hàng Vietinbank là 64.71%. Các ngân hàng này đã quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, từ đó rủi ro của ngân hàng sẽ ở mức rất cao. Rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất, để đảm bảo khả năng thanh khoản các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng khơng đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi. Chưa kể việc một số ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn.

Nhìn vào bảng số liệu trên thì HDBank có chỉ số năng lực cho vay năm 2013 là 39.69 %, năm 2014 là 50.25% thấp nhất trong bảng so sánh. Ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư vào chứng khốn,các dịch vụ ngân quỹ và các tài sản “Có” khác. Nhờ đó rủi ro được giảm thiểu đáng kể nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận ổn định cho NH.

Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng:

Bảng 2.12: Chỉ số dư nợ/ tiền gửi khách hàng của HDBank so với các NHTM thời điểm 31/12/2013; 31/12/2014 STT Ngân hàng Chỉ số H5 (%) 2013 2014 TMCP 1 HDBank 61.15% 69.46% 2 ACB 80.90% 76.49% 3 Sacombank 88.30% 82.96% 4 Southernbank 75.29% 57.39%

5 Kienlongbank 89.67% 90.23%

TMCP có vốn NN

1 Vietinbank 114.04% 102.33%

2 BIDV 110.21% 113.57%

(Nguồn : Báo cáo tài chính các NHTM qua các năm)

Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.Khi chỉ số này lớn hơn 1 có nghĩa là tồn bộ tiền gửi khách hàng được sử dụng cho vay, thậm chí cho vay vượt mức huy động khá cao. Chỉ số này cao nhất ở nhóm các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước qua các năm 2013, 2014 đều lớn hơn 100%, năm 2014 ở ngân hàng Vietinbank là 102.33%, ngân hàng BIDV là 113.57 %.Trong trường hợp này, các ngân hàng buộc phải vay TCTD khác để đảm bảo dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Trong năm 2013 chỉ số này của HDBank là rất cao 61.15% thấp nhất trong bang so sánh, năm 2014 chỉ số này là 69.46%,thấp thứ hai chỉ sau ngân hàng Phương Nam. Ngân hàng chỉ sử dụng một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay. Nhờ những chính sách đầu tư đa dạng ngân hàng đã giảm thiểu đáng kể rủi ro trong hoạt động tín dụng, và đảm bảo số tiền cho vay khách hàng không vượt quá số tiền mà ngân hàng huy động được.

Chỉ số Chứng khoán thanh khoản:

Bảng 2.13: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của HDBank so với các NHTM thời điểm 31/12/2013; 31/12/2014

STT Ngân hàng Chỉ số H6 (%)

2013 2014

TMCP

2 ACB 3.13% 4.85% 3 Sacombank 13.76% 13.69% 4 Southernbank 1.09% 1.01% 5 Kienlongbank 15.07% 12.45% TMCP có vốn NN 1 Vietinbank 14.18% 14.10% 2 BIDV 10.71% 10.65%

(Nguồn : Báo cáo tài chính các NHTM qua các năm)

Chỉ số Chứng khoán thanh khoản phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “ Có “ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Theo bảng số liệu ta thấy chỉ số này rất thấp ở ngân hàng ACB và ngân hàng Phương Nam chỉ hơn 3%. Nguyên nhân là do các ngân hàng này chưa chú trọng đến khoản mục đầu tư chứng khốn để đa dạng tài sản có giảm sự phụ thuộc vào nguồn cho vay.

Trong các năm 2013, 2014 chỉ số này ở HDBank là 20.04% và 14.73% cao nhất trong nhóm các ngân hàng trong bảng so sánh. HDBank đã duy trì một tỷ lệ chứng khốn có thể chuyển đổi thành tiền mặt cao trong tổng nguồn vốn tự có. Từ đó, ngân hàng có thể đảm bảo chi trả khi có rui ro thanh khoản xảy ra cao hơn, cũng như đã giảm thiểu việc quá tập trung vào cho vay. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là, thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ sự sụt giảm năm 2007 đến nay sự khởi sắc vẫn còn rất chậm, việc giữ các chứng khốn này cũng khơng cải thiện được tình trạng thanh khoản, thậm chí đơi khi ngân hàng bị thua lỗ vì kinh doanh chứng khốn. Do đó, ngân hàng cần duy trì một tỷ lệ chứng khoán hợp lý, cũng như chú trọng đến chất lượng các chứng khoán đang nắm giữ trong điều kiện hiện nay.

2.5 Đánh giá quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank

2.5.1Những ƣu điểm

+ Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) của ngân hàng có sự phối hợp với các phòng ban, phòng quản trị rủi ro, khối ngân quỹ- đầu tư tài chính, khối khách hàng doanh nghiệp, khối khách hàng cá nhân, khối giám sát hoạt động và các chi nhánh, phòng giao dich để thực hiện việc quản lý thanh khoản. Trong đó mỗi đơn vị đã được ngân hàng chỉ rõ chức năng và nhiệm vụ cụ thể trong việc quản lý rủi ro thanh khoản, và trung tâm ALCO có trách nhiệm quyết định trong cơng tác điều hành thanh khoản.

+ Ngân hàng đã lập được kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70)