Các thang đo sẽ được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) như sau:
• Sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Varimax1 • Quan tâm đến tiêu chuẩn : |FactorLoading| lớn nhất của mỗi Item ≥ 0.5 2
• Quan tâm đến tiêu chuẩn: Tại mỗi Item, chênh lệch |Factor Loading| lớn nhất và|Factor Loading| bất kỳ phải ≥0.3 (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003)
• Tổng phương sai trích ≥50% (Gerbing & Anderson, 1988)
• KMO ≥0.5, kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig<0.05)3 (trích dẫn từNguyễn Khánh Duy, 2009)
4.3.2.1Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố độc lập
Sau khi loại 19 biến quan sát không đạt yêu cầu trong các thang đo, những biến quan sát cịn lại đạt u cầu được đưa vào phân tích nhân tố khám phá ( EFA) để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu.
Kết quả phân tích nhân tố ( Phụ lục 06) cho thấy 41 biến quan sát được nhóm thành 07 nhân tố. Các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.4 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố và có ý nghĩa trong việc hình thành nên các nhân tố.
Tổng phương sai trích (tổng biến thiên được giải thích) bằng 60.973%> 50% được trình bày ở phụ lục 06 nên kết quả EFA phù hợp với dữ liệu.
KMO 0.836>0.5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig=0.000<0.05) được trình bày ở phụ lục 06. Do vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.
4.3.2.2Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho nhân tố phụ thuộc
Tiếp tục phân tích nhân tố sự thành công của dự án với 5 mục hỏi ta có kết quả (Phụ lục 07), ta có :
KMO 0.817>0.5, sig <0.05
Các hệ số tải lên các nhân tố đều > 0.5
Rút trích được 1 nhân tố phụ thuộc. Như vậy thỏa điều kiện của phân tích nhân tố.
Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích nhân tố phụ thuộc khi chạy EFA Biến quan sát Nhân tố
1 DA4 ,841 DA3 ,816 DA1 ,808 DA2 ,783 DA5 ,780
4.4 Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu
Trong phần cơ sở lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ được đo lường thông qua 10 thành phần đó là : sự chấp nhận của khách hàng (ACCEPT), sự trao đổi ý kiến với khách hàng (CUS), truyền thông (COMMU), giám sát và phản hồi (CHECK), nhân sự (HUMAN) , mục tiêu dự án (MISSION) , kế hoạch dự án (PLAN), chức năng kỹ thuật (TECH), hỗ trợ của quản lý cấp cao (BOSS) và xử lý sự cố (RISK). Sau khi kiểm định mức độ tin cậy Cronbach’s Alpha của từng nhân tố và phân tích nhân tố EFA, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các công ty sản xuất điện, điện tử ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh lại gồm 07 thành phần như sau :
(1) Nhân sự (HUMAN) (2) Xử lý sự cố (RISK)
(3) Mục tiêu dự án ( MISSION) (4) Gíam sát và phản hồi (CHECK)
(5) Sự chấp nhận của khách hàng (ACCEPT) (6) Hỗ trợ của quản lý cấp cao (BOSS) (7) Kế hoạch dự án (PLAN)
Nhân tố sự thành công của dự án sau khi phân tích, một thành phần được rút ra và ký hiệu là DA.
Như vậy, theo những phân tích trên mơ hình nghiên cứu ban đầu qua kết quả phân tích nhân tố sẽ được điều chỉnh lại như sau:
Hình 4.1. Mơ hình điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các công ty sản xuất điện, điện tử ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (tác giả đề xuất).
Và khi đó, các giả thuyết nghiên cứu cũng được điều chỉnh lại như sau :
H1. Nhân sự dự án có năng lực sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty sản xuất thiết bị điện tử ở TP.HCM.
H2. Khả năng trong xử lý sự cố sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty sản xuất thiết bị điện tử ở TP.HCM.
H3. Mục tiêu dự án rõ ràng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thành cơng của dự án nghiên
cứu và phát triển sản phẩm tại công ty sản xuất thiết bị điện tử ở TP.HCM.
H4. Hoạt động giám sát và phản hồi thường xuyên sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thành
công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty sản xuất thiết bị điện tử ở TP.HCM.
H5. Sự chấp nhận của khách hàng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thành cơng của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty sản xuất thiết bị điện tử ở TP.HCM.
H6. Sự hỗ trợ tích cực của các quản lý cấp cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thành cơng
của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty sản xuất thiết bị điện tử ở TP.HCM.
H7. Kế hoạch dự án rõ ràng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thành cơng của dự án nghiên
cứu và phát triển sản phẩm tại công ty sản xuất thiết bị điện tử ở TP.HCM.
4.5 Kiểm định mơ hình nghiên cứu