PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm trường hợp các công ty sản xuất thiết bị điện điện tử ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

4.1. Giới thiệu

Chương 03 đã trình bày về phần thiết kế nghiên cứu và xây dựng các thang đo cho nghiên cứu, cũng như các tiêu chí để đánh giá các thang đo này. Trong chương này sẽ trình bày về: (1) Mơ tả mẫu dữ liệu thu thập được sau khi đã làm sạch, (2) Đánh giá các thang đo theo tiêu chí phân tích nhân tố EFA và kiểm định Cronbach Alpha, (3) Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu theo kết qua phân tích EFA thu được, (4) Thống kê mô tả các thang đo nghiên cứu sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA, (5) Kiểm định các mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh qua việc phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi qui, (6) Kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu đề xuất. (7) Cuối cùng là phần tổng kết đánh giá kết quả nghiên cứu.

4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Dựa trên số lượng nhân viên và các nhà quản lý tại các công ty sản xuất điện, điện tử ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, số mẫu phát ra là 342 mẫu, số mẫu thu về qua cuộc phỏng vấn thăm dò ý kiến là 300 mẫu hợp lệ.

4.3 Đánh giá thang đo

Như đã giới thiệu, một số thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các thang đo đã sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại các thị trường nước ngoài. Chúng được đánh giá định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung của thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, đáp viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thơng qua hai cơng cụ chính (1) hệ số tin cậy Cronbach

alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor Analysis).

Các thang đo được tiếp tục đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.60 trở lên.

Các thang đo và các biến sẽ được đánh giá thơng qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Các biến có hệ số tải nhân số (factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal axis factoring với phép xoay Promax và điểm dừng khi trích các y ếu tố tại eigenvalue bằng 1.Thang được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân số từ 0.5 trở lên.

Để tránh bỏ sót các biến, trình tự đánh giá thang đo được tiến hành như sau: trước hết đưa tất cả 10 thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các công ty sản xuất thiết bị điện tử ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh với 65 mục hỏi (tức là 65 biến quan sát) thực hiện việc đánh giá độ tin cậy cho từng nhân tố bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Sau đó, đưa các biến quan sát còn lại sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha vào phân tích nhân tố để nhận dạng các nhân tố. Tương tự như thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các công ty sản xuất thiết bị điện tử ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, với 05 mục hỏi, thang đo sự thành công của dự án (DA) cũng được đưa vào thực hiện việc đánh giá độ tin cậy với hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm trường hợp các công ty sản xuất thiết bị điện điện tử ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)