Dự báo tình hình phát triển du lịch 32

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH và các GIẢI PHÁP THU hút KHÁCH ở KHÁCH sạn (Trang 36 - 40)

3.1. Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh của khách sạn thời kỳ 2017 –

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển du lịch 32

a. Bối cảnh phát triển du lịch thế giới

Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ: Thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học cơng nghệ; q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân khơng ngừng được nâng cao... Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng trưởng nhanh.

Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2012 trên thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch, ngành du lịch chiếm 9% (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) đối với GDP tồn cầu, đóng góp 1/12 tồn bộ lao động của thế giới.Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản: Nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Xung đột đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới..., ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tồn cầu. Trong bối cảnh đó, dịng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dịng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hịa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.

Châu Âu và Châu Mỹ là những khu vực nhận khách lớn nhất toàn cầu, song thị phần đang có xu hướng giảm dần: Trong quá trình phát triển, du lịch thế giới

đã hình thành các khu vực với các thị phần khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 2000, Châu Âu là khu vực đứng đầu với 56,8% thị phần khách du lịch quốc tế; đứng thứ hai là Châu Mỹ với 18,7%; tiếp đến là Châu Á - Thái Bình Dương 16,7%... Tuy nhiên thị phần của Châu Âu, Châu Mỹ có xu hướng giảm dần. Năm 2011, thị phần khách du lịch quốc tế của Châu Âu giảm xuống còn 51,2%; Châu Mỹ 15,9 và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng lên 22,1%. Theo dự báo của UNWTO, đến 2020 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 27,34% khách du lịch quốc tế tồn cầu.

Hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch nhanh sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong thế kỷ 21: Trong giai đoạn 1975 - 1999, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng đáng kể thị phần của mình trong tổng thu nhập du lịch tồn cầu (tăng 13,5%), trong khi đó Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông giảm tương ứng là 4,3%; 1,1% và 0,2%. Đến năm 2011 thị phần thu nhập du lịch của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên đến 28,1%.

Du lịch các nước Đơng Nam Á (ASEAN) giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Năm 2011 các nước ASEAN đón được 77,2 triệu khách du lịch quốc tế, chiếm 35,6% lượng khách du lịch quốc tế và 28,3% thu nhập du lịch toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (chiếm 7,8% tồn cầu về khách du lịch quốc tế). Theo dự báo của UNWTO, năm 2020 lượng khách quốc tế đến ASEAN là 125 triệu (Thái Lan 37 triệu, Indonesia 27 triệu, Malaysia 25 triệu…), với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 6%/năm (so với 1 - 2% giai đoạn 1998 - 2000).

Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN (ASEANTA) không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Song song với sự ra đời của ASEANTA là sự ra đời của các chính sách về hợp tác trong phát triển du lịch giữa các nước thành viên. Đây là một lợi thế quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến khu vực.

b. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước

được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.

Với tốc độ tăng trưởng khách quốc tế là 7,2%/năm, nội địa là 5,3%/năm, nếu tình hình kinh tế - chính trị thế giới thuận lợi, đến năm 2016-2017, ngành du lịch Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đề ra cho năm 2020, về đích trước từ 4 đến 3 năm.

Kết quả thực hiện, theo báo cáo, năm 2013, tổng lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,57 triệu lượt, hoàn thành trước 2 năm mục tiêu đề ra cho năm 2015.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, du lịch Việt Nam đã đón gần 5,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 48,8 triệu lượt khách nội địa ( khách lưu trú đạt 23,4 triệu lượt ), tổng thu từ khách du lịch đạt 269.458 tỷ đồng.

Bằng những con số đã đạt được trong những năm vừa qua, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành “ ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới ”.

c. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch. Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển du lịch với quan điểm phát triển đột phá đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là kim chỉ nam định hướng cho các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế - xã hội, trong đó ngành Du lịch là hạt nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện với quan điểm:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan; bảo vệ mơi trường; bảo đảm an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Với mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt 11.5% - 12% /năm.

- Năm 2015: Việt Nam đón 7 – 7.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 – 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 – 11 tỷ USD, đóng góp 5.5 – 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 – 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch.

- Năm 2020: Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35-40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH và các GIẢI PHÁP THU hút KHÁCH ở KHÁCH sạn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w