Quy luật về sự quyết định của các điều kiện kinh tế xã hội đối với tâm lý xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 27 - 28)

Quy luật này là sự thể hiện của quy luật chung về sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng sự ra đời của các thiết chế xã hội, chính trị, tơn giáo, văn học, nghệ thuật... đều xuất phát từ tồn tại xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội với tư các là các hiện tượng tinh thần của xã hội cũng chịu sự chi phối của quy luật này. Biểu hiện cụ thể của quy luật này trong các hiện tượng tâm lý xã hội có thể thấy như sau:

Các nguyện vọng, tâm trạng, nhu cầu của xã hội bắt nguồn chính từ các điều kiện xã hội, trong đó con người đang sống và hoạt động. Tâm trạng xã hội tích cực, hưng phấn (được các nhà nghiên cứu đánh giá, ví dụ: chỉ số lạc quan cao, chỉ số hạnh phúc cao...) bắt nguồn từ sự đi lên của kinh tế từ sự đầy đủ hơn của các điều kiện sống. Sự xuất hiện và đặc biệt sự ý thức về các nhu cầu xã hội (với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội) ở bậc cao hơn chỉ có thể diễn ra khi các điều kiện xã hội đã phần nào giúp thỏa mãn các nhu cầu xã hội cấp thấp hơn. Ví dụ các vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, vấn đề thay đổi khí hậu các vấn đề môi trường...

Như vậy, muốn nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội phải chỉ ra được các điều kiện xã hội quy định nó. Ngược lại muốn tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội nào đó, phải chuẩn bị các điều kiện xã hội tương ứng, nếu muốn các hiện tượng tâm lý xã hội do diễn ra có hiệu quả.

Các quan hệ xã hội trong cộng đồng: trong nhóm xã hội quy định các hiện tượng tâm lý xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trên cơ sở tương tác giữa các cá nhân trong nhóm, trong cộng đồng, đồng thời các tương tác đó diễn ra chính trong các quan hệ xã hội. Các mối quan hệ được vận hành hợp lý: quan hệ lợi ích, quan hệ trách nhiệm... sẽ làm nảy sinh bầu khơng khí xã hội tích cực cởi mở, ngược lại có thể làm nảy sinh xung đột, tạo ra bầu khơng khí căng thẳng tiêu cực. Do vậy, muốn tác động đến các hiện tượng tâm lý xã hội, một trong số các con đường cơ bản đó là cải tạo các quan hệ xã hội cho hợp lý hơn.

Bên cạnh việc khẳng định tính quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với các hiện tượng tâm lý xã hội, cũng cần thấy được tính độc lập tương đối và tác động ngược lại của các hiện tượng tâm lý xã hội đối với các điều kiện kinh tế - xã hội. Sự tác động ngược lại cũng có thể tạo ra những động lực làm biến đổi các điều kiện kinh tế - xã hội trong những thời điểm nhất định đặc biệt khi sự tác động ngược đó được tổ chức và tập hợp một cách hợp lý. Việc cởi bỏ nếp tư duy bao cấp, máy móc và giáo điều đã tạo ra sự chuyển biến vô cùng mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta những năm qua là một minh chứng rõ ràng cho tác động ngược lại đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 27 - 28)