Cơ chế đồng nhất hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 35 - 36)

II. CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘ

2. Cơ chế đồng nhất hóa

- Có nhiều cách quan niệm khác nhau về sự đồng nhất hóa. Có quan điểm coi đồng nhất hóa như một quá trình so sánh, đối chiếu một đối tượng này với đối tượng khác theo một điểm hay tiêu chí nhất định, từ đó khái qt, xác lập sự tương đồng giữa chúng. Ví dụ, khi cá nhân nhận biết các phẩm chất của một số cá nhân khác sẽ tiến hành việc xếp các cá nhân đó theo các kiểu loại khác nhau và sau đó có thể bắt chước, phỏng theo một kiểu nào đó. Như vậy theo cách hiểu này, đồng hóa chính là việc cá nhân lựa chọn và đồng nhất bản thân với các chủ thể khác hay với nhóm nào đó.

Cách hiểu chung trong tâm lý học hiện đại cho rằng: đồng nhất hóa là q trình chủ thể thống nhất bản thân với các cá nhân khác dựa trên các liên hệ cảm xúc, đồng thời nội tâm hóa các chuẩn mực các giá trị của họ. Trong khi đồng nhất hóa, chủ thể nhìn nhận người khác như là sự kéo dài của bản thân, gán cho người khác những đặc điểm, tình cảm, mong muốn của bản thân. Đồng thời cá nhân đặt mình vào vị trí của người khác, dịch chuyển bản thân vào vị trí khơng gian, phạm vi của người khác và thậm chí đồng nhất hóa ý nghĩ với người khác.

Trong Tâm lý học xã hội, đồng nhất hóa được coi là q trình cá nhân tiếp nhận vai trị xã hội khi gia nhập nhóm. Cá nhân ý thức được vai trị, vị trí của mình trong nhóm và thực hiện tốt vai trị xã hội của mình. Nói cách khác, đồng nhất hóa chính là q trình cá nhân đồng nhất bản thân với một vai trò xã hội nhất định.

Từ các cách hiểu rất rộng và nhiều khía cạnh như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về cơ chế đồng nhất hóa như sau: Đồng nhất hóa là q trình cá nhân điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với các vai xã hội hay với các cá nhân khác trong nhóm xã hội trên những phương diện nhất định của đời sống tâm lý.

- Vai trò của cơ chế đồng nhất hóa như sau:

Cá nhân có thể thực hiện tốt vai trị xã hội của bản thân, từ đó các quan hệ xã hội được vận hành một cách có hiệu quả.

Các cá nhân trong nhóm có được những điểm chung: sự đồng nhất về cảm xúc, sự đồng nhất về cách giải quyết nhìn nhận vấn đề. Trong các nhóm lớn xã hội, cơ chế đồng nhất hóa có thể diễn ra một cách ẩn tàng để tạo ra những hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm dân tộc, giai cấp như ý thức tự hào dân tộc, nếp suy nghĩ dân tộc, tình cảm dân tộc...

Tuy nhiên, mặt tiêu cực của cơ chế đồng nhất hóa sẽ xuất hiện khi các cá nhân trong nhóm xã hội bị đồng nhất hóa quá mức. Các cá nhân sẽ trở nên bị động, đánh mất cái riêng và bản sắc riêng.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 35 - 36)