Quy luật tác động qua lại giữa con người với con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 29 - 31)

Tác động qua lại là quy luật phổ biến chi phối sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội. Tham gia vào các nhóm xã hội, các cá nhân liên tục tác động ảnh hưởng đến các cá nhân khác và ngược lại chịu sự tác động của các cá nhân khác. Sở dĩ các hiện tượng tâm lý xã

hội nảy sinh là do sự tác động qua lại này. Sự tác động qua lại giữa các cá nhân diễn ra thông qua hoạt động cùng nhau và giao tiếp. Tần suất hoạt động cùng nhau và giao tiếp là chỉ báo cho mức độ tương tác giữa các cá nhân.

Sự tác động qua lại giữa các cá nhân có thể mang tính chất tích cực hay tiêu cực. Sự tác động qua lại theo kiểu hợp tác là điều kiện cho sự phát triển các mối quan hệ cá nhân. Ngược lại: sự tác động qua lại theo kiểu cạnh tranh có thể trở thành nhân tố kìm hãm các mối quan hệ.

Sự tác động qua lại có thể dẫn tới sự thay đổi về thái độ, tình cảm hay hành vi ở các cá nhân và tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm như bầu khơng khí nhóm, tâm trạng nhóm. Sự thống nhất các ý kiến sự thống nhất hành vi của các thành viên cũng có thể coi là kết quả của sự tác động qua lại. Các mức độ tác động qua lại giữa các cá nhân phụ thuộc vào sự thống nhất, đồng nhất giữa các cá nhân trong nhóm. Sự thống nhất càng cao, hiệu quả của sự tác động qua lại càng lớn. Bên cạnh đó các đặc điểm chủ quan của cá nhân, phương thức tổ chức thông tin cũng là những nhân tố quan trọng chi phối mức độ tương tác giữa các cá nhân.

Sự tác động qua lại giữa các cá nhân, trong Tâm lý học xã hội còn được biểu đạt bằng khái niệm tương tác. Khái niệm tương tác dùng để chỉ khơng phải sự tương tác bất kì mà để chỉ “sự tác động qua lại xã hội”, tức là sự tác động qua lại giữa con người trong giao tiếp, trong nhóm, trong xã hội. Bản thân q trình tương tác xã hội cần được phân tích để có thể hiểu được các hành vi xã hội của cá nhân. Sự tác động qua lại được hiểu như là các kích thích hai chiều để tạo ra các phản ứng từ các chủ thể tham gia vào quá trình tương tác. Mặt khác các nhà nghiên cứu phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: quá trình tương tác xã hội được thực hiện và điều chỉnh bởi các phương tiện đặc trưng nào? Các yếu tố nào? Từ đây xuất hiện mối quan tâm đối với một loạt các vấn đề: giao tiếp với sự trợ giúp của các biểu tượng, ngơn ngữ, việc diễn giải các tình huống; vấn đề cấu trúc của nhân cách, hành vi của các vai trị xã hội, nhóm quy chiếu; các yếu tố nguồn gốc của sự hình thành các chuẩn mực của sự tương tác xã hội và các thái độ xã hội.

Trong quá trình tương tác, các cá nhân diễn giải các cử chỉ điệu bộ của nhau, các tình huống giao tiếp và hành động trên cơ sở các ý nghĩa nhận được trong quá trình giao tiếp. Vì vậy để thực hiện hiệu quả việc giao tiếp, cá nhân cần có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác hay “tiếp nhận vai trị của người khác” và nhìn nhận bản thân bằng con

mắt của người khác. Chỉ có như vậy, cá nhân mới trở thành nhân cách, thành thực thể xã hội có khả năng ứng xử với bản thân như là với một đối tượng, tức là ý thức được các ý nghĩa của lời nói hành vi của mình, như là người khác tri giác chúng. Trong trường hợp tương tác phức tạp hơn, như trong một nhóm, để thực hiện một cách có hiệu quả cần sự khái quát hóa lập trường của đa số các thành viên trong nhóm. Hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm là kết quả của sự chấp nhận của cá nhân các thái độ của các cá nhân khác đối với bản thân và sự thống nhất các thái độ đó vào một thái độ chung gọi là “thái độ khái quát”.

Trong tương tác, hành vi của cá nhân được xác định bởi ba biến số: cấu trúc nhân cách, vai xã hội và nhóm tham chiếu. Cấu trúc nhân cách quy định xu hướng ổn định của hành vi, vai xã hội quy định các hành vi được xã hội yêu cầu và kì vọng, các nhóm tham chiếu lơi kéo và tạo ra cơ sở cho sự so sánh đối chiếu các hệ vi. Tùy thuộc vào ý nghĩa của các biến số ở mỗi cá nhân mà các hành vi xã hội trong tương tác diễn ra theo hướng này hay hướng khác.

Sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã hội hết sức đa dạng và phức tạp. Trên cơ sở của sự tương tác giữa các cá nhân nảy sinh các hiện tượng tâm lý xã hội và các hiện tượng xã hội. Trong nhiều thời điểm, sự tương tác đặc biệt giữa số đơng các cá nhân có thể tạo ra những biến đổi xã hội hết sức to lớn. Do vậy, nghiên cứu sự tương tác xã hội luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 29 - 31)