Quy luật bắt chước

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 28 - 29)

Quy luật bắt chước là quy luật được chỉ ra sớm nhất trong Tâm lý học xã hội. Nó đã được đề cập đến trong tác phẩm Những quy luật của sự bắt chước năm 1890 của G.Tarde.

Ông đã dùng quy luật này để giải thích hành vi của con người, đặc biệt là những hành vi giống nhau giữa các cá nhân trong quá trình tác động qua lại.

Theo G.Tarde: Bắt chước là sự cụ thể hóa của “quy luật lặp lại của thế giới”. Thế giới vận động và phát triển theo con đường lặp lại. Di truyền sinh học là lặp lại, phủ định của phủ định là lặp lại. Trong xã hội loài người, sự lặp lại chính là bắt chước. Đây là nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển. Nhờ bắt chước mà các phát minh, sáng chế, các hành vi có ích của xã hội được duy trì, trên cơ sở đó được khai thác lại.

Bắt chước có tính chất vơ thức. Do là sự sao chép máy móc các hành vi bề ngồi của những người khác. Bắt chước người khác chính là “sao, chụp” lại người khác.

G. Tarde cũng chỉ ra một số kiểu bắt chước khác nhau: bắt chước lơgic (trí tuệ ý thức) - bắt chước phi lơgic (cảm tính, phi lý); bắt chước nhất thời và bắt chước lâu dài; bắt chước hình thức và bắt chước bản chất; bắt chước giữa các thế hệ, giữa các giai cấp.

Thực chất việc Tarde đề ra quy luật bắt chước chủ yếu dựa vào quan sát chứ chưa có các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể. Tuy vậy, sự bắt chước rõ ràng diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội và tạo ra một loạt các hiện tượng tâm lý xã hội như thị hiếu, mốt thời trang, trào lưu, xu hướng, làn sóng.

Việc đề cao thái quá quy luật bắt chước như là một quy luật tổng hợp để giải thích các hiện tượng tâm lý xã hội đương nhiên là không hợp lý. Tuy vậy những phát hiện của Tarde đã được các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội tiếp thu - chính xác hóa và coi như một trong số các quy luật chi phối sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội.

Có thể hiểu bắt chước như là sự mơ phỏng, tái tạo, lặp lại những hành vi, cách suy nghĩ, các tâm trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội. Quy luật này có vai trị chính trong việc tạo ra sự đồng nhất giữa các cá nhân trong các nhóm xã hội, nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khác nhau. Sự bắt chước trong cách ăn mặc, cách nói năng của nhóm lứa tuổi như thiếu niên chẳng hạn, tạo ra sự khác biệt với các nhóm lứa tuổi khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 28 - 29)