Cấu trúc của nhóm xã hội 1 Cấu trúc chính thức

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 44 - 49)

1. Cấu trúc chính thức

Khi các cá nhân gia nhập nhóm và nhóm được hình thành, các cá nhân sẽ tương tác qua lại để cùng thực hiện mục đích và hoạt động cùng nhau của nhóm. Mỗi cá nhân có những năng lực riêng, có những nhu cầu và kì vọng riêng. Các yếu tố này được thể hiện và ảnh hưởng đến q trình tương tác. Nhưng để nhóm có thể tồn tại và thực hiện được hoạt động của nó thì các cá nhân phải nằm trong những mối liên hệ và quan hệ nhất định. Mối quan hệ tương đối ổn định, tương đối bền vững giữa các cá nhân để tạo thành một nhóm tồn vẹn gọi là cấu trúc nhóm. Về nguyên tắc, các cá nhân có thể khác nhau, có thể thay đổi, nhưng các liên hệ đó sẽ tương đối ổn định. Một khi cấu trúc nhóm thay đổi nó sẽ làm nhóm biến đổi về chất và hình thành một loại nhóm khác. Như vậy, các thành phần nằm ở “đầu mối” của mỗi quan hệ đó gọi là các vị trí. Có thể hình dung: các liên hệ giữa các vị trí trong nhóm tạo ra một cấu trúc - bộ xương của nhóm, trên cơ sở đó “con người” nhóm có được hình dạng cụ thể và có những hoạt động cụ thể.

Từ cách hiểu đó, cấu trúc chính thức của nhóm là những mối quan hệ mang tính chất cơng việc được quy định trước, phụ thuộc vào chức năng xã hội mà nhóm phải thực hiện, trong đó các vị trí được quy định một cách rõ ràng. Nhóm chỉ thực hiện tốt chức năng của nó khi các vị trí đó hoạt động một cách hiệu quả và có sự liên hệ chặt chẽ với các vị trí khác.

Trong Tâm lý học xã hội, vị trí trong cấu trúc nhóm bao gồm hai thành tố: vị thế và chức năng của vị trí (cá nhân) trong nhóm. Vị thế có thể coi như quyền tự quyết của cá nhân khi cá nhân chiếm giữ một vị trí trong các quan hệ trong nhóm từ khi bắt đầu và trong suốt q trình duy trì vị trí đó. Như vậy, giữa các cá nhân trong nhóm có mối quan hệ theo thứ bậc thì vị thế của họ cùng khác nhau. Vị thế của cá nhân chỉ có thể được xác định trong mối quan hệ với vị thế của cá nhân khác trong tồn bộ cấu trúc nhóm. Trong thực tế vị thế thường được hiểu là biểu hiện các quyền lực, các quyền lợi, các đặc quyền gắn với một vị trí.

Thành tố thứ hai của vị trí là chức năng của cá nhân khi chiếm giữ vị trí đó đóng góp cho hoạt động của nhóm. Các vị trí có thể có các chức năng khác nhau. Cá nhân chiếm giữ một vị trí cần thực hiện các chức năng tương ứng. Các chức năng đó có thể là chức năng thực hiện, giám sát hay lên kế hoạch...

Như vậy, cấu trúc chính thức của nhóm được xác định chủ yếu trên cơ sở cơng việc của nhóm. Nó đảm bảo cho hoạt động của nhóm trong việc thực hiện các chức năng xã hội của nhóm.

2. Cấu trúc khơng chính thức

Trong bất kì nhóm nào cũng tồn tại hai loại quan hệ cơ bản: quan hệ công việc nhằm thực hiện các chức năng của nhóm và quan hệ liên nhân cách giữa các thành viên. Quan hệ liên nhân cách là quan hệ dựa trên xúc cảm giữa các thành viên. Cơ sở của quan hệ này khơng phải là vị trí (bao gồm vị thế và chức năng như trình bày ở trên) mà là xúc cảm và sự gắn bó xúc cảm giữa các cá nhân. Trong mỗi nhóm, một số cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ hơn về mặt xúc cảm so với các cá nhân khác. Đây là hiện tượng mang tính quy luật. Bên trong bất kì một nhóm nào, sự gắn bó (về mặt xúc cảm) cũng phân bố khơng đồng đều. Chính các mối liên hệ về mặt xúc cảm giữa các thành viên trong nhóm tạo ra cấu trúc khơng chính thức của nhóm. Từ đó có thể coi cấu trúc khơng chính thức của nhóm là những mối quan hệ giữa các thành viên mang tính xúc cảm được quy định bởi các đặc

điểm tâm lý xã hội của các thành viên. Cấu trúc khơng chính thức góp phần quan trọng trong việc tạo ra bầu khơng khí tâm lý của nhóm.

Do tính chất của hai loại quan hệ trong nhóm là khác nhau, nên cấu trúc khơng chính thức và cấu trúc chính thức có nhiều điểm khác biệt. Cấu trúc khơng chính thức khơng được quy định từ trước. Sự hình thành của cấu trúc này chủ yếu dựa trên các tiếp xúc xúc cảm trực tiếp của các thành viên. Nó hình thành một cách tự phát dựa trên sự thân thiện, thiện cảm hay không thiện cảm giữa các thành viên. Do đó, cấu trúc khơng chính thức khó có thể được mơ tá một cách rõ ràng với các vị trí trong các mối quan hệ cụ thể giống như ở cấu trúc chính thức. Đồng thời các cá nhân trong cấu trúc khơng chính thức khơng có các thứ bậc rõ ràng, chức năng của các cá nhân cũng khơng được quy định rõ. Vị trí tương đối nổi bật trong cấu trúc khơng chính thức là thủ lĩnh. Cấu trúc khơng chính thức có thể khơng trùng với cấu trúc chính thức và trong đa số trường hợp là như vậy. Để phát hiện được cấu trúc này cần sử dụng phương pháp đặc trưng - đó là trắc đạc xã hội.

Tuy vậy, trong thực tế khơng tồn tại cấu trúc chính thức thuần túy mà nó ln tồn tại song hành với cấu trúc khơng chính thức. Cấu trúc khơng chính thức xuất hiện một cách tự phát. Cấu trúc này thường được hình thành dựa trên sự liên kết các thành viên bởi các hứng thú chung, các liên hệ thân tình hay các mối quan tâm nào đó. Sự tồn tại của các cấu trúc khơng chính thức trong lịng cấu trúc chính thức đặc biệt được quan tâm vì nó có tác động mạnh đến nhóm.

3. Chuẩn mực nhóm

Các chuẩn mực nhóm và sự hình thành các chuẩn mực nhóm là một trong số các hiện tượng nhóm có được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

- Chuẩn mực nhóm là hệ thống các quy tắc và đòi hỏi của cộng đồng đối với mỗi một thành viên, đóng vai trò phương tiện quan trọng nhất điều chỉnh hành vi của các thành viên trong quan hệ và tác động tương hỗ, trong giao tiếp của nhóm. Chuẩn mực nhóm có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhóm: Chuẩn mực nhóm là cơ sở để thống nhất hành vi của các cá nhân trong nhóm và hướng cá nhân tới việc thực hiện các mục tiêu của nhóm.

- Chuẩn mực nhóm tạo ra sự ràng buộc giữa các thành viên với nhóm. - Chuẩn mực nhóm đảm bảo cho sự ổn định của trật tự nhóm.

Sự hình thành của chuẩn mực nhóm có thể được coi là sản phẩm của sự tác động xã hội qua lại giữa các cá nhân trong đời sống nhóm và phản ánh những địi hỏi từ cộng đồng xã hội lớn hơn đối với nhóm. Do vậy q trình hình thành các chuẩn mực nhóm khơng phải là q trình thuần tuý nội nhóm. Một vấn đề khác cũng cần được lưu ý là nhóm chỉ hình thành các chuẩn mực liên quan đến các tình huống và hành động có ý nghĩa đối với nhóm chứ khơng phải tất cả các chuẩn mực cho mọi tình huống. Các chuẩn mực nhóm đã được hình thành có thể được chấp nhận và tuân thủ ở các mức độ khác nhau.

Có các hướng nghiên cứu chuẩn mực nhóm khác nhau, mỗi hướng tạo thành các nhánh trong nghiên cứu chuẩn mực nhóm. Hướng thứ nhất, nghiên cứu việc tiếp nhận những chuẩn mực đang tồn tại trong nhóm của những cá nhân mới tham gia vào nhóm. Đây khơng phải là vấn đề về sự gia nhập của thành viên mới vào nhóm. Trong trường hợp này, có thể quy về việc nghiên cứu hiện tượng áp lực nhóm đối với cá nhân, sự tuân thủ của cá nhân trước nhóm. Hướng thứ hai nghiên cứu q trình hình thành các chuẩn mực nhóm và các giá trị nhóm trong điều kiện cùng một lúc có nhiều cá nhân tham gia vào nhóm và sự tiếp nhận đầy đủ hơn sau đó những chuẩn mực, sự chia sẻ mục đích nhóm của tồn bộ các thành viên.

Hướng thứ nhất nổi bật với các nghiên cứu sự lệ thuộc, thực chất là hiện tượng áp lực nhóm - trong Tâm lý học xã hội được gọi là hiện tượng lệ thuộc (a dua). Bản thân từ “a dua” trong ngôn ngữ đời thường đã có một nội dung hoàn toàn xác định: sự hùa theo người khác. Ở mức độ nhận thức thông thường, hiện tượng a dua đã được xác định từ trước. Trong ngôn ngữ thường ngày khái niệm này mang sắc thái tiêu cực. Điều này ảnh hưởng xấu đến việc nghiên cứu, đặc biệt nếu nghiên cứu được tiến hành trong lĩnh vực ứng dụng. Vấn đề còn ở chỗ khái niệm sự a dua có ý nghĩa đặc biệt xấu trong chính trị như là biểu tượng của sự thỏa hiệp và dễ đãi. Để phân biệt rõ những ý nghĩa này, trong các tài liệu Tâm lý học xã hội thường khơng nói đến sau a dua mà nói tới tính lệ thuộc hay là các hành vi lệ thuộc (phụ thuộc) với ý nghĩa đơn thuần là đặc trưng tâm lý về vị trí của cá nhân tương ứng với vị trí của nhóm là mức độ tuân thủ của cá nhân trước các áp lực nhóm. Trong các cơng trình nghiên cứu gần đây thường sử dụng thuật ngữ “ảnh hưởng xã hội”. Tính lệ thuộc xuất hiện khi có sự mâu thuẫn giữa ý kiến của cá nhân và ý kiến của nhóm. Mâu thuẫn được giải quyết theo hướng vì lợi ích của nhóm. Mức độ lệ thuộc - đó là mức độ tuân thủ nhóm trong trường hợp khi sự mâu thuẫn ý kiến được cá nhân tiếp nhận như là

một xung đột. Những khái niệm như “đồng thuận”, “tính có điều kiện” có thể là những khái niệm tương đồng mặc dù trong những khái niệm này có sắc thái khác. Ví dụ, sự đồng thuận biểu thị việc chấp nhận những chuẩn mực nhất định nhưng sự chấp nhận các chuẩn mực không phải là do áp lực. Khái niệm ngược với khái niệm lệ thuộc là “độc lập”, “lập trường kiên định”, “vững vàng trước áp lực nhóm”... Đơi khi khái niệm “tiêu cực” cũng được sử dụng như một khái niệm đối lập với sự lệ thuộc - sự chống đối lại áp lực nhóm, phủ nhận các chuẩn mực nhóm thể hiện sự độc lập thái quá. Tuy nhiên tính tiêu cực giống như một hình thức phủ nhận sự lệ thuộc chỉ là vẻ bề ngồi. Thực tế, tính tiêu cực khơng phải là sự độc lập thực sự. Ngược lại có thể cho rằng đó là một trường hợp đặc biệt của sự lệ thuộc, một dạng “lệ thuộc ngây thơ”: nếu cá nhân đặt ra cho mình mục đích chống đối lại ý kiến của nhóm bằng mọi cách thì thực tế cá nhân đó lại phụ thuộc vào nhóm. Bởi lẽ mỗi cá nhân buộc phải xây dựng hành vi chống đối nhóm của mình, phải xác lập một vị trí đối lập với nhóm hay với các chuẩn mực tức là cá nhân đó bị phụ thuộc vào ý kiến nhóm chỉ có điều là với các dấu hiệu ngược lại (Có nhiều ví dụ về tính tiêu cực, như cách ứng xử của thiếu niên). Do vậy lập trường ngược lại với tính lệ thuộc khơng phải là tiêu cực mà là độc lập và không phụ thuộc.

Ảnh hưởng xã hội

Thông tin (thiểu số) Cơ sở “quyền lực” Chuẩn mực (đa số)

Sự giảm định luật Khen thưởng- cưỡng chế

Thay đổi trong hành vi cá nhân

Thay đổi (bên trong) Đồng thuận

Sơ đồ các kiểu ảnh hưởng xã hội

Sau này M.Douch và Djepard đưa ra “lý thuyết thơng tin về tính lệ thuộc” với 2 loại ảnh hưởng nhóm: chuẩn mực (khi mà áp lực từ đa số và các thành viên tiếp nhận nó như là

chuẩn mực) và thơng tin (khi áp lực tạo ra từ thiểu số và các thành viên tiếp nhận nó như là thơng tin, trên cơ sở đó tự thực hiện sự lựa chọn của mình).

Cơ chế ảnh hưởng trong hai trường hợp này là khác nhau: đa số theo nghĩa đầy đủ tạo ra “chuẩn mực”, chi phối ý kiến của cá nhân. Trong trường hợp này cá nhân thay đổi hành vi của mình để thể hiện sự đồng ý, nhưng vẫn giữ ý kiến riêng cho bản thân. Chính điều này là sự lệ thuộc bên ngoài. Thiểu số chỉ đưa ra cho các cá nhân thông tin và nếu cá nhân tin tưởng vào thông tin, anh ta sẽ thay đổi ý kiến của mình... tức là dường như diễn ra sự đổi chiều, chấp nhận bằng một quan điểm khác. Trường hợp này thể hiện sự lệ thuộc bên trong. Trong nhiều trường hợp khác nhau mức độ ảnh hưởng tương ứng của hai loại này là khác nhau, nhưng từ góc độ hình thành nhóm, cơ chế ảnh hưởng xã hội thể hiện như là áp lực của nhóm đối với việc tuân thủ các chuẩn mực của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 44 - 49)