Cơ chế thỏa hiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 39 - 41)

II. CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘ

4. Cơ chế thỏa hiệp

Thỏa hiệp là sự nhân nhượng của cá nhân trước áp lực nhóm thể hiện ở việc cá nhân thay đổi cách ứng xử và thái độ của mình cho phù hợp với đa số.

Thỏa hiệp là một cơ chế tạo ra sự thống nhất giữa các cá nhân trong nhóm mặc dù cịn có sự khác biệt nhất định. Nó đảm bảo cho việc xác định mục đích chung hay ra quyết định chung của nhóm, đồng thời tránh tạo ra sự xung đột trong một khoảng thời gian. Như vậy, với tư cách là một cơ chế tâm lý xã hội giúp giảm bớt xung đột trong một số tình huống, thỏa hiệp có vai trị tích cực nhất định khác với hiểu đơn giản thiên về tiêu cực của hiện tượng này. Trong nhóm xã hội, với các vị trí, lợi ích khác nhau khó có thể có sự thống nhất hồn tồn. Cơ chế này có thể coi như một sự “tạm dừng” để có thể tiến tới sự thống nhất hơn khi được trao đổi, thảo luận.

Có các loại thỏa hiệp như sau: Thỏa hiệp bên ngồi (thỏa hiệp hình thức) là sự tiếp nhận ý kiến nhóm một cách hình thức; Thỏa hiệp bên trong (thỏa hiệp thực tâm) là sự biến đổi thực sự thái độ của cá nhân cho phù hợp với đa số và loại thứ ba là lập trường độc lập, thực chất là dạng phụ thuộc ngược với ý kiến đa số.

Có một loạt các yếu tố ảnh hưởng tới sự thỏa hiệp. Các yếu tố đó thuộc hai nhóm cơ bản: các yếu tố cá nhân và các yếu tố tâm lý xã hội. Các yếu tố cá nhân như đặc trưng tâm lý của cá nhân phải chịu áp lực thỏa hiệp, giới tính, lứa tuổi, trí tuệ, trình độ nhận thức. Các cá nhân có tính độc lập có xu hướng ít thỏa hiệp hơn và ngược lại. Nữ giới có khả năng thỏa hiệp cao hơn nam giới. Các yếu tố tâm lý xã hội như: quy mơ nhóm, trình độ phát triển của nhóm, tính chất của các mối quan hệ trong nhóm, vị trí của cá nhân, mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm, hồn cảnh đặc thù như nội dung cần thỏa hiệp, các nhiệm vụ chung. Thỏa hiệp cũng được coi là một cơ chế mang màu sắc văn hóa, bởi lẽ trong một số nền văn hóa, cơ chế thỏa hiệp chi phối một cách phổ biến các quan hệ xã hội, trong nền văn hóa khác cơ chế này lại ít phát huy tác dụng.

NHỮNG HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC:

Các quy luật nêu trên chi phối mạnh mẽ sự nảy sinh, hình thành và biến đổi của các hiện tượng tâm lý xã hội trong đời sống của con người. Hoạt động dạy học và giáo dục

trong các nhà trường về bản chất là hoạt động xã hội. Trong các hoạt động đó, các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh. Đến lượt nó, các hiện tượng tâm lý xã hội lại chi phối chính hoạt động của các chủ thể: giảng viên và sinh viên. Do vậy, việc nắm vững các quy luật cơ bản nêu trên có thể giúp người giảng viên có được sự chủ động nhất định trong việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục và trong việc dự đốn các hiện tượng tâm lý xã hội có thể xảy ra để có những cách xử lý khoa học. Từ đó tác động đến sinh viên một cách có hiệu quả. Có thể có các hướng vận dụng như sau:

- Khai thác quy luật bắt chước trong việc hình thành nếp sống, lối sống, thái độ, hành vi đúng đắn hay phổ biến những kinh nghiệm tích cực trong giáo dục sinh viên bằng cách xây dựng các hình mẫu, các tấm gương điển hình, những nhóm hạt nhân. Gắn nội dung cần phổ biến với các nhân vật có uy tín, những người cùng thời... có ảnh hưởng đối với sinh viên. Các hình mẫu của sự bắt chước phải có tính hấp dẫn đối với sinh viên. Ngược lại, có thể dự đốn trước các xu hướng bắt chước để ngăn chặn sự phổ biến những hành vi tiêu cực, bằng cách lôi cuốn sinh viên vào các hành vi tích cực hoặc làm gián đoạn các kênh tiếp xúc với hình mẫu.

- Khai thác quy luật về sự tác động qua lại một cách triệt để trong việc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi. Sinh viên ln tham gia vào các nhóm nhất định. Khơng phải sự thuyết giáo mà sự tác động qua lại giữa các cá nhân được định hướng có thể làm thay đổi mỗi cá nhân một cách tích cực. Tăng cường giao tiếp, trao đổi thông tin, tiếp xúc giữa sinh viên với nhau, giữa giảng viên với sinh viên để có được sự thấu hiểu lẫn nhau và tạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc chung.

- Khuyến khích việc tìm hiểu các truyền thống, thành tựu của nhà trường. Động viên sự phát triển một cách sáng tạo của sinh viên trên cơ sở truyền thống, thành tựu của nhà trường.

- Sử dụng cơ chế lây lan để tạo ra các trạng thái tâm lý nhóm, tâm lý tập thể tích cực, ngược lại ngăn chặn các trạng thái tâm lý tiêu cực. Muốn tạo ra sự lây lan cần chú ý tới “mồi xúc cảm”. Các xúc cảm tích cực như sự lạc quan, phấn khởi, sự hăng hái... cần được tạo điều kiện để chúng lây lan làm cho hoạt động của nhóm, tập thể có hiệu quả hơn. Đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng cơ chế lây lan để tạo ra sự thống nhất trong các trạng thái xúc cảm, hình thành tình cảm “chúng ta”.

- Nhận biết, dự đốn ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý xã hội trong phạm vi vĩ mơ đến các nhóm sinh viên.

- Trong các hoạt động với sinh viên, muốn sinh viên thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, một mặt khuyến khích sinh viên nhận thức về các vai trò xã hội của mình: sinh viên - người học, người nghiên cứu, người tiên phong trong các phong trào xã hội... tạo điều kiện để sinh viên đồng nhất hóa thành cơng, mặt khác khuyến khích sự bộc lộ tính sáng tạo, cái riêng của sinh viên trong công việc.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

1. Vai trò và nội dung của quy luật kế thừa? Phân tích một hiện tượng tâm lý xã hội để làm rõ sự thể hiện của quy luật kế thừa.

2. Vai trò của quy luật bắt chước trong xã hội? Có thể vận dụng quy luật này như thế nào trong dạy học, giáo dục?

3. Các cơ chế lây lan, đồng nhất hóa, ám thị được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội? Hướng vận dụng các cơ chế đó trong dạy học và giáo dục?

Chương 3: NHÓM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội phần 1 trần quốc thành, nguyễn đức sơn (Trang 39 - 41)