- Ở hàm dưới: Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các giá trị trung bình chiều dài cung răng hàm dưới giữa nhóm ClII/1 và nhóm ClII/2 Tuy
4.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Biểu đồ 3.1 cho thấy trong số 170 đối tượng nghiên cứu trong đó 70 nam chiếm 41,2% và 100 nữ chiếm 58,8%. Số lượng nữ trong nghiên cứu nhiều hơn nam.
Kết quả này cho thấy có thể do nữ giới quan tâm chăm sóc răng miệng hơn nên có ý thức đi khám và tham gia nghiên cứu nhiều hơn. Mặt khác, đặc thù của các trường Y vốn có số lượng sinh viên nữ trong trường nhiều hơn sinh viên nam.
4.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Trên 170 đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình là 22,4 ± 0,77. Tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu là 21 và tuổi lớn nhất trong nghiên cứu là 25 (Biểu đồ 3.2).
Như vậy, đa số các em trong nghiên cứu đi học theo đúng độ tuổi chiếm 70%. Số các em đi học muộn hơn so với lứa tuổi là 28,8%. Con số này phù hợp với thực tế hiện nay đó là những năm gần đây học sinh các tỉnh trung du - miền núi và vùng nông thôn có tỷ lệ đỗ đại học ngay trong năm đầu tiên cao hơn rất nhiều so với trước đây. Điều này cũng cho thấy điều kiện học tập của các học sinh ở khu vực này được quan tâm hơn, mặt khác là do những năm gần đây đề thi vào các trường đại học nói chung đã bám sát chương trình học của học sinh phổ thông.
4.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Kết quả của bảng 3.1. cho thấy, trong số 170 đối tượng nghiên cứu có 121 trường hợp là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 71,2%, 23 trường hợp là dân tộc Tày chiếm 13,5%, 8 trường hợp là dân tộc Nùng chiếm 4,7%, 6 trường hợp là dân tộc Mường chiếm 3,5% và 8 trường hợp còn lại là các dân
tộc thiểu số khác chiếm 4,7% (bao gồm Dao:1, Giáy:1, Sán Dìu:1, Sán Chí:1, Thổ:1, Hoa:1, Lào:1, Pà Thén:1).
Bảng 4.1. So sánh phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Dân tộc
Địa phương Kinh Tày Mường Thái Nùng Dao
Sán Dìu Sán Chay Mông Khác Nghiên cứu 71,25 13,5% 3,5% 0 4,7% 0.6% 0.6% 0 0 5.85% Cả nước* 90% 10% Hải Dương* 99,7% 0,0028% ⁄ 0,0039% 0,0045% 0,0016% 0,09% ⁄ 0,001% 0,213% Tuyên Quang* 48,2% 25,5% ⁄ ⁄ 1,9% 11,38% 1,62 8% 2,16% 1,28% Thái Nguyên* 75,5% 10,7% ⁄ ⁄ 5,1% 2,1% 2,4% 2,79% 0 1.8% Hòa Bình* 27,73 2,7% 63,3% 3,9% ⁄ 1,7% ⁄ ⁄ 0,52% 1,18% Hà Giang* 12,1% 25,35% ⁄ ⁄ 9,93% ⁄ ⁄ ⁄ 30,52% Lai Châu* 16,86% ⁄ ⁄ 35,05% ⁄ 6,73% ⁄ ⁄ 29,01%
((*)Theo kết quả điều tra của Ủy ban dân tộc - http://cema.gov.vn/modules.php? name=Content&mcid=2035)
Như vậy, kết quả nghiên cứu có tỷ lệ dân tộc Kinh thấp hơn so với tỷ lệ dân tộc Kinh của cả nước nói chung, các tỉnh đồng bằng (ví dụ: Hải Dương) và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nhưng tỷ lệ dân tộc Kinh trong nghiên cứu cao hơn so với các tỉnh miền núi phía Bắc khác (Bảng 4.1). Điều này hoàn toàn phù hợp bởi, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tuyển sinh từ các tỉnh miền núi trung du phía Bắc, có tỷ lệ người Kinh thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng. Tuy nhiên, tỷ lệ dân tộc Kinh trong nghiên cứu cao hơn so với tỷ lệ dân tộc Kinh của các tỉnh miền núi phía Bắc khác là do người Kinh tập trung sống nhiều ở các thành phố, thị trấn. Mặt khác, là một trường đại học nằm ở khu vực đông bắc, nơi tỷ lệ người dân tộc Tày đứng thứ hai sau người Kinh do đó kết quả trong nghiên cứu hoàn toàn phù hợp.
4.2. Thực trạng sai lệch khớp cắn trên nhóm đối tượng nghiên cứu