- Hình thể các răng nguyên vẹn, không bị vỡ, sứt, không bị bọng.
2.5.3.3. Đo khoảng cần và khoản hiện có
Dụng cụ
Thước trượt có hai đầu nhọn có phân độ nhỏ nhất đến 0,02 mm.
Kỹ thuật đo
- Đo khoảng hiện có: chia chu vi cung răng thành 4 đoạn.
Đoạn 1: Từ điểm tiếp xúc phía gần răng hàm lớn thứ nhất bên phải tới điểm tiếp xúc phía gần răng nanh bên phải.
Đoạn 2: Từ điểm tiếp xúc phía gần răng nanh bên phải đến điểm tiếp xúc giữa hai răng cửa giữa.
Đoạn 3: Từ điểm tiếp xúc giữa hai răng cửa giữa đến điểm tiếp xúc phía gần răng nanh bên trái.
Đoạn 4: Từ điểm tiếp xúc phía gần răng nanh bên trái đến điểm tiếp xúc phía gần răng hàm lớn thứ nhất bên trái.
Sau đó tính tổng kích thước của 4 đoạn trên ta được kích thước khoảng hiện có. Khi đo các đoạn phải nằm trên chu vi cung răng. Các răng nằm ngoài cung răng không được lấy để làm mốc chia đoạn và không được đo. Chỉ các răng nằm trên cung răng mới được lấy làm mốc của các đoạn để đo.
- Đo khoảng cần: Đo kích thước gần xa tại nơi rộng nhất của mỗi răng. Sau đó tính tổng kích thước gần xa của 10 răng ở mỗi hàm.
Các kích thước đo được làm tròn đến 0,1 mm. Kết quả đo và tính toàn được ghi vào bệnh án nghiên cứu.
Hình 2.9. Đo kích thước gần xa của các răng
Để đánh giá sự mất cân xứng răng và hàm, chúng tôi sử dụng hiệu số X = khoảng cần có – khoảng hiện có.
X = 0 : khoảng cần có bằng khoảng hiện có. X < 0 : khoảng cần có nhỏ hơn khoảng hiện có.
X > 0 : khoảng cần có lớn hơn khoảng hiện có
Phân khoảng chênh lệch X vào các nhóm (phù hợp với điều trị lâm sàng): X ≥ 6 : điều trị cần phải nhổ răng.
2 < X < 6: điều trị có thể không cần nhổ răng.
0 < X ≤ 2: không cần điều trị hoặc điều trị không cần nhổ răng. X = 0 : không cần điều trị.
X < 0 : có thể điều trị bằng nắn chỉnh hoặc điều trị thẩm mỹ khác.