ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim cephalometric và trên mẫu của sinh viên đại học y dược thái nguyên có lệch lạc khớp cắn loại ii năm 2012 (Trang 25 - 27)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những sinh viên y đang học năm thứ năm có độ tuổi nằm trong giới hạn 18 – 25 tuổi tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Chúng tôi chọn giới hạn tuổi này vì đây là giai đoạn khớp cắn hình thành ổn định, chưa chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như mòn răng, bệnh quanh răng…

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Sinh viên y năm thứ năm có độ tuổi 18 - 25, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Có bộ răng vĩnh viễn đầy đủ (từ 28 - 32 răng). - Chưa điều trị phục hình hoặc chỉnh nha.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Chúng tôi loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu những sinh viên có:

- Có tiền sử chấn thương hàm mặt hoặc có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt làm ảnh hưởng đến khớp cắn.

- Có bất thường về số lượng răng (thừa hoặc thiếu răng). - Có mất răng nhưng không tính răng số 8.

- Có tổn thương tổ chức cứng của răng trên ½ thân răng. - Đã điều trị phục hình hoặc chỉnh nha.

- Có tuổi nằm ngoài giới hạn 18 – 25 tuổi

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Công trình nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012.

Khám lâm sàng và lấy dấu, đổ mẫu hai hàm tại Khoa Răng Hàm Mặt -

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Chụp phim Cephalometric cho các đối tượng nghiên cứu tại khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3.2. Cỡ mẫu

Vì đây là nghiên cứu ngang tại một thời điểm nên chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:

n = Z2(1-α/2) ×Trong đó: Trong đó: n: cỡ mẫu.

p: tỷ lệ lệch lạc khớp cắn tại cộng đồng tương tự từ một nghiên cứu khác với p = 91%. ( Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch Dương năm 2000) [5].

Δ: khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể, chúng tôi chọn Δ = 0,05.

α: mức ý nghĩa thống kê, chúng tôi chọn α = 0,05.

Z(1-α/2): giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn. Với giá trị α = 0,05, Z = 1,96

Thay các giá trị vào công thức tính cỡ mẫu có: n = 1,962× 0,91 × 0,09 ≈ 126

0,052

Sau khi tính toán chúng tôi thu được n ≈126.

Theo số liệu Phòng công tác học sinh – sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, số lượng sinh viên y năm thứ 5 của trường là 517 sinh viên. Trong số đó, có 498 sinh viên đa khoa và 19 sinh viên chuyên khoa răng hàm mặt. Cụ thể số sinh viên các lớp như sau:

+ Lớp Y5A có 59 sinh viên. + Lớp Y5B có 62 sinh viên. + Lớp Y5C có 59 sinh viên. + Lớp Y5D có 80 sinh viên. + Lớp Y5E có 79 sinh viên. + Lớp Y5G có 80 sinh viên.

p × (1 - p) Δ2

+ Lớp Y5H có 79 sinh viên. + Lớp Y5 RHM có 19 sinh viên.

Như vậy, để dự phòng số sinh viên bị loại trừ do không đủ tiêu chuẩn lựa chọn của mẫu (như mất răng, làm phục hình, hoặc chỉnh nha..) và dự bị đối tượng tham gia bỏ nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khám lâm sàng toàn bộ số sinh viên của khối Y5 này.

2.4. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

 Bộ dụng cụ khám trong miệng: Khay quả đậu, gương và gắp nha khoa.

Hình 2.1. Bộ dụng cụ khám trong miệng

 Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu:

Một phần của tài liệu thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim cephalometric và trên mẫu của sinh viên đại học y dược thái nguyên có lệch lạc khớp cắn loại ii năm 2012 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w