Phân tích phim

Một phần của tài liệu thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim cephalometric và trên mẫu của sinh viên đại học y dược thái nguyên có lệch lạc khớp cắn loại ii năm 2012 (Trang 36 - 38)

- Hình thể các răng nguyên vẹn, không bị vỡ, sứt, không bị bọng.

2.5.4.3. Phân tích phim

Dùng ghim cố định phim với giấy can. Đặt phim trên hộp đọc phim, tiến hành vẽ và can phim trên giấy can.

 Xác định các điểm chuẩn phần xương: - Điểm giữa hố yến: S.

- Điểm mũi: Na

- Điểm bờ dưới ổ mắt: Or. - Điểm gai mũi trước: ANS. - Điểm gai mũi sau: PNS.

- Điểm trũng nhất trên đường cong dọc giữa XHT: A. - Điểm rìa cắn răng cửa trên: Is.

- Điểm chóp răng cửa trên. - Điểm rìa cắn răng cửa dưới: Ii - Điểm chóp răng cửa dưới.

- Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. - Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. - Điểm trũng nhất đường giữa XHD: B. - Điểm lồi cằm: Pog.

- Điểm cằm: Me.

- Điểm dưới nhất và trước nhất của cằm: Gn. - Điểm góc hàm dưới: Go.

- Điểm cao nhất ống tai ngoài: Po

 Xác định các điểm chuẩn phầm mềm: - Điểm trán: G’

- Điểm mũi: Na’. - Điểm đỉnh mũi: Pn

- Điểm chân vách ngăn dưới mũi: Sn. - Điểm môi trên: Ls.

- Điểm môi dưới: Li. - Điểm lồi cằm: Pog’.

 Xác định các mặt phẳng đoạn thẳng theo mặt phẳng ngang: - Mặt phẳng S – N: đại diện nền sọ trước, đi qua điểm S và Na. - Mặt phẳng khẩu cái: đi qua điểm ANS và điểm PNS.

- Mặt phẳng FH: đi qua điểm Or và Po.

- Mặt phẳng cắn: đi qua điểm giữa độ cắn phủ răng hàm lớn thứ nhất và điểm giữa của đoạn thẳng biểu hiện độ cắn phủ vùng răng cửa. Trường hợp vùng

răng cửa hở, mặt phẳng cắn đi qua điểm giữa độ cắn phủ răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ nhất.

- Mặt phẳng hàm dưới: đi qua điểm Me và Go.

 Xác định các góc, khoảng cách cần đo và đo các giá trị các góc và khoảng cách đó:

- Góc SNA: góc tạo bởi đường thẳng SN cắt đường NA tại điểm N. - Góc SNB: góc tạo bởi đường thẳng SN cắt đường NB tại điểm N. - Góc ANB = SNA – SNB.

- Góc SN-OP: góc tạo bởi đường thẳng SN và mặt phẳng cắn.

- Góc mặt (NPog – POr): góc tạo bởi đường thẳng đi qua Na – Pog và mặt phẳng FH.

- Góc trục Y : là góc nhọn tạo bởi đường thẳng S – Gn và mặt phẳng FH.

- Góc răng cửa hàm trên và nền sọ (U1-SN): góc tạo bởi đường SN và đường thẳng đi qua trục răng cửa hàm trên.

- Góc U1 – NA: góc giữa trục răng cửa trên với đường N - A.

- Khoảng cách U1 – NA:khoảng cách từ điểm lồi nhất mặt ngoài thân răng cửa giữa đến đường thẳng N – A.

- Góc U1-L1: góc tạo bởi đường thẳng đi qua trục của răng cửa trên và đường thẳng đi qua trục răng cửa dưới.

- Góc L1-GoMe: góc tạo bởi đường thẳng đi qua trục răng cửa hàm dưới và mặt phẳng hàm dưới (GoMe).

- Góc L1-NB: góc tạo bởi đường thẳng đi qua trục răng cửa dưới với đường thẳng đi qua Na – B.

- Khoảng cách L1 – NB: khoảng cách từ điểm lồi nhất của thân răng cửa giữa hàm dưới đến đường N–B.

- Góc lồi mặt G-Sn-Pog’:là góc nhọn được xác định bởi hai đường thẳng qua G – Sn và Sn – Pog’.

- Khoảng cách từ môi trên – đường E: đo từ điểm Ls đến đường E (đường từ đỉnh mũi đến điểm nhô nhất phần mềm cằm), nếu điểm Ls ở trước đường E thì giá trị đo được là dương (+) và ngược lại điểm Ls ở sau đường E thì giá trị đo được là âm (-).

- Khoảng cách từ môi dưới – đường E: đo từ điểm Li đến đường E (đường từ đỉnh mũi đến điểm nhô nhất phần mềm cằm), nếu điểm Li ở trước đường E

thì giá trị đo được là dương (+) và ngược lại điểm Li ở sau đường E thì giá trị đo được là âm (-).

Một phần của tài liệu thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim cephalometric và trên mẫu của sinh viên đại học y dược thái nguyên có lệch lạc khớp cắn loại ii năm 2012 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w