6. Kết cấu khóa luận
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với nhà nước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phải có sự quy hoạch hợp lý nhất về các vùng trọng điểm du lịch, không quá tràn lan về các loại hình du lịch trong một khu vực, một vùng. Ví dụ: Hà Nội tập trung vào khai thác và phát triển du lịch văn hóa, Quảng Ninh tập trung khai thác du lịch biển, Quảng Nam khai thác du lịch di sản...
Nhà nước cần đầu tư và chú trọng hơn nữa vào việc quảng bá và tạo điều kiện cho các điểm du lịch nổi tiếng và đặc trưng như: các điểm đến du lịch văn hóa, các di sản thiên nhiên thế giới để tạo nên điểm nhấn và dấu ấn cho du lịch Việt Nam. Đồng thời cần phải có sự thực hiện đồng bộ và thống nhất trong việc phát triển du lịch.
Tránh hiện tượng tiêu cực trong quá trình quản lý và triển khai hoạt động xúc tiến du lịch. Cần phải có sự theo dõi sát sao tiến trình thực hiện, xây dựng cũng như các hoạt động để phát triển du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kết hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải để đưa ra các phương án quy hoạch giao thông hợp lý tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, hoàn thiện vừa thúc đẩy phát triển du lịch và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với Bộ Giáo dục nhằm giáo dục, giới thiệu cho học sinh các trường từ tiểu học tới Trung học phổ thông nhằm tăng sự hiểu
biết về du lịch cũng như lịch sử nước nhà để hướng tới một xã hội văn minh và mọi người dân đều có ý thức về dân tộc, về du lịch cao.
Cải tiến làm cho thủ tục nhập cảnh, visa, thị thực của người nước ngoài vào Việt Nam trở nên thơng thống và đơn giản hơn, hạn chế tối đa sự bất tiện đối với du khách khi họ muốn tới thăm đất nước Việt Nam.
Nhà nước cần có những điều luật riêng bảo vệ những quyền chính đáng dù nhỏ nhất của khách du lịch và cả những người kinh doanh du lịch: khách sạn, công ty du lịch… tạo ra môi trường du lịch và kinh doanh du lịch lành mạnh.