Đánh giá chung về kênh phân phối sản phẩ mô tô

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm ô tô của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIC) (Trang 37 - 40)

 Đạt được :

Nói chung tồn thị trường bảo hiểm xe ơ tơ năm 2007 có tăng, trong đó có doanh nghiệp tăng có doanh nghiệp giảm. Mà BIC là một trong những cơng ty có doanh thu tăng. Nếu năm 2006 doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm ơ tơ đạt 6.372 tỷ đồng chiếm 0.27% so với tồn thị trường và là nghiệp vụ có doanh thu cao thứ tư tồn cơng ty thì sang năm 2007 doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm ô tô đạt 13.524 tỷ đồng chiếm 0.54% so với tồn thị trường. Đây là kết quả đáng khích lệ với cơng ty mới đi vào hoạt động như BIC. Đó là một sự nỗ lực lớn của tập thể lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên của BIC. Tuy nhiên hiện nay, số lượng ô tô lưu hành là gần 2 triệu chiếc, đặc biệt sau nghị định cấm cơng nơng thì số lượng này càng tăng lên và nhận thức của người dân về bảo hiểm ngày càng đầy đủ, gần như 100% xe lưu hành tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự và thị phần 0.54% năm 2007 vẫn là con số quá khiêm tốn trên thị trường bảo hiểm ô tô đầy tiềm năng cho BIC .

 Hạn chế:

- Chưa khai thác hết tiềm năng của kênh phân phối qua BIDV: Năm 2007, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô khai thác qua BIDV đạt 5634 triệu đồng, chiếm 51% doanh thu của toàn nghiệp vụ. Đây là kênh khai thác tiềm năng cho BIC, phản ánh một lợi thế riêng không phải công ty bảo hiểm nào cũng có. BIC có sự hỗ trợ của BIDV_ một ngân hàng lớn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam có số lượng khách hàng giao dịch tại BIDV là rất lớn. Đây là khách hàng tiềm năng cho BIC. Trong trường hợp khách hàng dùng vốn vay của BIDV để mua ô tô hoặc dùng ô tô làm tài sản thế chấp tại BIDV thì các cán bộ của BIDV sẽ giới thiệu khách hàng cho BIC. Với một tiềm năng to lớn như vậy thì tỷ lệ 51% doanh thu phí bảo hiểm xe ơ to khai thác qua BIDV vẫn là con số chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng mà BIC có thể có được.

- Chưa có những dịch vụ gia tăng nhiều cho khách hàng: Trình độ dân trí ngày càng phát triển làm cho sự lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khắt khe hơn, doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu mạnh, có uy tín thực hiện đúng cam kết về phương thức, cách thức thời hạn bồi thường, đem lại nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng thì sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên các dịch vụ giá trị gia tăng cho loại hình nghiệp vụ bảo hiểm ô tô của BIC chưa nhiều do vậy chưa thu hút được khách hàng tham gia bảo hiểm. Trong thời gian tới BIC nên tăng cường các dịch vụ gia tăng. Chẳng hạn có thể kèm dịch vụ sửa chữa cho xe ô tô. Khi chẳng may gặp nạn, khách hàng của BIC có thể đến các điểm sửa chữa xe do BIC chỉ định để được giảm giá, BIC có thể chọn một vài cơ sở sửa chữa lớn, có uy tín ở địa phương chứ không nhất thiết lập cơ sở riêng…

- Thành viên kênh chưa nhiều, chưa có nhiều cách phân phối sản phẩm bảo hiểm ô tô : Sản phẩm Bảo hiểm ô tô được phân phối qua các kênh phân phối: kênh phân phối chủ yếu là qua các đại lý (hiện nay đại lý của BIC đã có xấp xỉ 1000 đại lý_ một con số còn khiêm tốn nhưng với 450 đại lý năm 2006 BIC thì đây cũng là một con số đáng để ý), qua đội ngũ cán bộ (hiện nay BIC đang duy trì khoảng 250 cán bộ, bên cạnh việc xử lý các công việc trong các phịng ban những nhân viên này cịn kiêm ln việc phân phối bán các sản phẩm bảo hiểm ô tô_những sản phẩm khá phổ biến mà thủ tục không quá rườm rà ), qua các đối tác có liên quan (qua sự liên kết với ngân hàng khác như Nông Nghiệp, BIDV, Techcombank..,) qua gara ô tô, qua các cửa hàng nhà phân phối ô tô…Tuy kênh này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hệ thống của BIC nhưng lại là kênh có nhiều tiềm năng mở rộng nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm ô tô của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIC) (Trang 37 - 40)