Tổng quan thị trường và thương mại sản phẩm may mặc thời trang nội địa Cầu sản phẩm may mặc thời trang

Một phần của tài liệu pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 25 - 27)

- Đưa ra các giải PTTM sản phẩm may mặc thời trang: hướng giải pháp tập trung giải quyết vấn đề phát triển thị trường để phát triển thương mại sản phẩm may mặc

3.2.1. Tổng quan thị trường và thương mại sản phẩm may mặc thời trang nội địa Cầu sản phẩm may mặc thời trang

Cầu sản phẩm may mặc thời trang

Việt Nam là một nước có dân số đơng (86 triệu người). Trong những năm gần đây, do chú trọng công tác dân số kế hoạch hố gia đình nên tỷ lệ tăng dân số có giảm nhưng vẫn ở mức cao (tỷ lệ tăng 1,2% năm 2009 được ghi nhận là tỷ tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 50 năm qua tại Việt Nam). Hơn nữa, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (57% dưới 25 tuổi và 78% dưới 39 tuổi) – cơ cấu dân số được coi là lý tưởng đối với phát triển thương mại sản phẩm may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng. Vì trên thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy người trẻ là những người có thói quen mua sắm trang phục thời trang nhiều và thường xuyên nhất. Mặt khác, nhờ những thành tựu của phát triển kinh tế mà mức thu nhập của người dân được tăng lên đáng kể. Theo “Báo cáo Phát triển Con người 2010” ấn bản lần thứ 20 do Chương trình Phát triển LHQ tổ chức thực hiện thì trong vịng bốn thập kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần và đứng thứ 8 trong danh sách các nước đạt nhiều tiến bộ về thu nhập bình qn đầu người. Kết quả thăm dị tiêu dùng các sản phẩm dệt may, thời trang (được thực hiện tại TPHCM vào tháng 10-2008) của tập đoàn dệt may Việt nam cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cho thấy, sau lương thực - thực phẩm, thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng đã chi từ 150.000 đồng - 500.000 đồng/tháng để mua sắm, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Trong đó, người tiêu dùng trong độ tuổi từ 20 - 25 mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26 - 35 với 23,8%; 70% người tiêu dùng mua sắm thời trang hàng tháng hoặc 2 - 3 tháng/lần. Mặt khác, hàng năm Việt Nam thu hút tới hơn 4 triệu lượt khách du lịch tới tham quan. Như vậy, có thể thấy nhu cầu thị trường nội địa đối với sản phẩm may mặc thời trang là rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó, thị trường sản phẩm may mặc thời trang đã có sự phát triển sơi động. Doanh thu bán lẻ hàng may mặc thời trang trên thị trường Việt Nam đạt 1,95 tỷ USD năm 2008, tăng lên 2,6 tỷ năm 2010. Sản phẩm may mặc thời trang đang có tốc độ tăng trưởng khá cao: 25%/ năm cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may (khoảng 15%). Trong đó hàng may mặc thời trang thơng dụng tăng khoảng 20%/năm, hàng hiệu cao cấp độc quyền tăng 30%/năm.

Cung sản phẩm may mặc thời trang

Theo số liệu tổng kết của Vinatex, hiện có khoảng hơn 4000 doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau hoạt động trên thị trường nội địa. Trong đó, nếu phân loại theo vốn

sở hữu thì có 0,5% doanh nghiệp nhà nước; 1% là các cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH có vốn nhà nước >50%; 76% là cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH có vốn nhà nước <50% và công ty tư nhân; 18,5% là các doanh nghiệp nước ngồi; 4% là các hợp tác xã. Cịn nếu phân loại theo khu vực địa lý thì vùng Đơng Nam Bộ là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may nhât (58%); tiếp theo đó là Đồng Bằng Sơng Hồng (27%), Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung (7%), ĐBSCL (4%), trung du miền núi phía Bắc (3%), Tây Ngun (1%).

Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc thời trang ước tính khoảng hơn 3000 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (hơn 70%). Một số doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa hiện nay phải kể đến như: may Việt Tiến, may Nhà Bè, may 10, công ty thời trang Việt, may Phương Đông, Tổng công ty may Đức Giang…Đây đều là những thương hiệu hiện đã rất quen thuộc và nhận được sự quan tâm nhiều từ phía người tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó là sản phẩm của các nhãn hiệu thời trang ngoại nhập từ cấp

Cao tới cấp trung như: Guess, Ungaro, Levis’, Gucci, Calvin Klein, Bosini, Giordano… đang chiếm tới 60% thị phần nội địa đối với sản phẩm may mặc thời trang.

Giá cả sản phẩm may mặc thời trang

Các sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa tuỳ thuộc vào chủng loại, thương hiệu mà có mức giá khác nhau. Trên phân khúc thị trường trung và cao cấp, Các sản phẩm của các thương hiệu thời trang nước ngồi thường có giá cao hơn so với sản phẩm của các hãng trong nước từ 1,5 đến 3 lần. Trong khi các sản phẩm áo Pull, quần Jeans của các hãng nước ngoài như Mango, Bosini có giá trung bình từ 300.000 – 400.000/ áo Pull, 500.000 – 700.000/ quần Jeans thì tại các thương hiệu nội địa giá các sản phẩm này chỉ ở mức 180.000 – 200.000/áo pull và 20.000 – 400.000/quần Jeans.

Hộp 3.1.Một số thông tin về giá các sản phẩm may mặc thời trang tại công ty TMDV thời trang Hà Nội:

Sản phẩm Mức giá( nghìn đồng)

Quần âu nam 150 - 500

Quần Jeans nam nữ 180 - 350

Áo khoác nam nữ 150 - 1.500

Bộ Complet 680 - 3.000

Áo sơ mi nam nữ 130 - 400

Cịn tại các chợ, vùng nơng thơn, khu vực ven đơ ngoại thành hàng may mặc bình dân Trung Quốc lại có ưu thế giá rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm sản xuất trong nước làm

cho các sản phẩm may mặc thời trang nội địa rất khó có thể cạnh tranh được.

Một phần của tài liệu pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)