Triển vọng và những định hướng phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa

Một phần của tài liệu pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 46 - 48)

- Mặc dù hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng vẫn ở mức thấp so với các nước trên

4.2. Triển vọng và những định hướng phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa

thời trang trên thị trường nội địa

4.2.1.Dự báo triển vọng phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa.

Từ năm 2010, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có dấu hiệu phục hồi. Trong năm 2011, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Thu nhập và mức mức sống của người dân ngày càng cao, thì nhu cầu làm đẹp của con người cũng vì thế mà ngày càng được nâng cao. Do đó, khả năng phát triển của thương mại sản phẩm may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng là rất lớn. Hơn thế, tác động của cuộc vận động “ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã làm cho xu hướng tiêu dùng sản phẩm may mặc thời trang nội địa ngày càng rầm rộ hơn. Đây sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Theo dự báo của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor (Anh) thì đến năm 2012, doanh thu bán lẻ sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa Việt Nam có thể đạt trên 3 tỉ USD.

Mặt khác, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đầu năm 2009, khó khăn trong xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp may mặc thời trang Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của thị trường nội địa. Trên con đườn quay trở lại chinh phục thị trường nội địa, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ có sự quan tâm, đầu tư lớn hơn vào thị trường nội địa đảm bảo chất lượng cũng như số lượng nguồn cung cho hoạt động thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa. Đây cũng là một trong những triển vọng cho sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển ngành dệt may của Việt Nam, chính phủ đã có những định hướng phát triển các lĩnh vực phụ trợ, các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành may mặc. Những kế hoạch này nếu được thực hiện tốt sẽ giúp cung cấp những

nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài vốn đang là vấn đề gây nhiều khó khăn dệt may Việt Nam nói chung cũng như may mặc thời trang nói riêng trên cả hoạt động cuất khẩu và thương mại nội địa trong những năm qua.

Tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho chúng ta hoàn thiện khuân khổ pháp lý, tạo lập mơi trường thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngồi vào các ngành trong đó có may mặc. Đây là một trong những cơ hội tốt cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa những năm tới.

4.2.2.Định hướng phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa

Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tới năm 2015 định hướng đến năm 2020 của bộ công thương ban hành (2008), Mục tiêu tổng quát phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Trên cơ sở đó, mục tiêu tổng quát của phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa là phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa theo cả chiều rộng và chiều sâu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; tạo nhiều việc làm cho xã hội.

Một số phương hướng phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa:

- Hồn thiện chính sách tổ chức và phát triển nguồn hàng nhằm đảm bảo nguồn hàng đủ về số lượng, đáp ứng u cầu chất lượng, có cấu và tính ổn định của nguồn hàng. Theo đó, sẽ giảm dần tỷ trọng của các sản phẩm nhập khẩu, tăng tỷ trọng các sản phẩm sản xuất trong nước.

- Không ngừng nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đầu tư phát triển thương hiệu cho may mặc thời trang Việt

- Chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ, khắc phục tình trạng phải nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc quá nhiều như hiện nay.

- Nâng cấp, xây mới, phát triển hệ thống các siêu thị kinh doanh sản phẩm may mặc thời trang, các trung tâm thời trang, các cửa hàng chuyên doanh thời trang. Đẩy mạnh việc xác lập hệ thống kênh phân phối trên cơ sở mối liên kết dọc giữa nhà

sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng cũng như mối liên hệ liên kết ngang giữa các nhà sản xuất với nhau, các nhàn bán buôn, bán lẻ với nhau.

Một phần của tài liệu pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 46 - 48)