- Đưa ra các giải PTTM sản phẩm may mặc thời trang: hướng giải pháp tập trung giải quyết vấn đề phát triển thị trường để phát triển thương mại sản phẩm may mặc
3.2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang tại công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nộ
thời trang tại công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội
Đặc điểm tiêu dùng sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa: May mặc thời trang là sản phẩm kinh doanh truyền thống của công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội. Trước nhu cầu lớn và ngày càng tăng về sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa, trong điều kiện xuất khẩu gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 đầu năm 2009, công ty đánh giá thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng, cần được khai thác và có xu hướng quay trở lại thị trường nội địa. Nhu cầu lớn và đang tăng mạnh là điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang của công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội cũng như của các doanh nghiệp khác hoạt động trên thị trường sản phẩm may mặc thời trang nội địa. Nếu trước khủng hoảng (năm 2007), doanh thu các sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa mới chỉ chiếm 30% tổng doanh thu sản phẩm may mặc thời trang của cơng ty; thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 55%.
Tuy nhiên, mặc dù nhu cầu sản phẩm rất lớn song người tiêu dùng Việt Nam lâu nay vẫn có tâm lý “sính ngoại”. Sản phẩm may mặc thời trang là một trong những sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý này. Do vậy nhu cầu lớn như vậy nhưng không phải dành tất cả cho sản phẩm may mặc thời trang nội địa. Khơng ít người tiêu dùng vẫn giữ thói quen sử dụng hàng ngoại. Sở dĩ có thực trạng như vậy cũng là do trong suốt thời gian dài, may mặc Việt Nam ít quan tâm tới việc cải tiến mẫu mã, chất lượng, không nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là một khó khăn khơng nhỏ trên con đường chinh phục thị trường nội địa đầy tiềm năng của các doanh nghiệp may mặc nói chung và cơng ty TMDV thời trang Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng từ năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn tới thị trường nội địa. Cùng với sự hỗ trợ từ phía chính phủ thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, sản phẩm may mặc thời trang nội địa đã được người dân tin dùng hơn, tâm lý “sính ngoại” ít nhiều đã được thay đổi. Đây là tín hiệu đáng mừng cho may mặc thời trang Việt Nam trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp thực sự chú trọng tới việc thoả mãn nhu cầu thị trường nội địa.
Cạnh tranh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường: Trong xu thế khu vực hoá và tồn cầu hố mạnh mẽ như hiện nay,
các doanh nghiệp may mặc nói chung cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc thời trang nói riêng khơng chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước
để dành thị phần, mà cịn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi. Gia nhập WTO, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, các chính sách, biệt pháp bảo hộ thương mại được cắt giảm rõ rệt. Với cam kết cắt giảm ngay mức thuế nhập khẩu hàng may mặc từ 50% xuống còn 20%, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh vơ cùng lớn từ bên ngồi khi mà chúng ta thực hiện ngay cam kết thay vì có lộ trình như các ngành hàng khác. Họ sẽ khơng có thời gian để chuẩn bị trong khi nhiều khoản trợ cấp lãi suất, tín dụng cũng bị bãi bỏ. Điều này trở nên khó khăn hơn đối với cơng ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội, khi mà trong một thời gian dài, cơng ty hoạt động theo mệnh lệnh từ phía nhà nước, nay phải đối mặt với sức ép cạnh tranh vô cùng lớn trên thị trường. Giống như các doanh nghiệp may mặc thời trang khác, công ty đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt không chỉ với các thương hiệu thời trang cao cấp nước ngồi mà cịn phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ vào thị trường nước ta bằng con đường tiểu ngạch. Càng đáng lo ngại hơn đối với doanh nghiệp khi mà thuế suất thuế nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc vào Việt Nam sẽ được cắt giảm còn 0% vào năm 2015 theo lộ trình thực hiện thoả thuận mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Lúc đó, hàng Trung Quốc sẽ vào Việt Nam khơng phải bằng con đường tiểu ngạch nữa mà là con đường chính ngạch, thì liệu rằng các doanh nghiệp may mặc thời trang Việt Nam nói chung và cơng ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội nói riêng có đủ sức để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường hay khơng? Thậm chí ngay cả hiện nay, khi Việt Nam chưa phải thực hiện cam kết mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc thì chúng ta vẫn khơng hết lo ngại khi hàng Trung Quốc rất có thể sẽ vào Việt Nam dưới mác Thái Lan, Malaixia (Vì từ năm 2010 hàng dệt may Trung Quốc xuất sang Thái Lan và Malaixia sẽ có thuế xuất 0%). Đây là bài tồn hết sức khó khăn đối với cơng ty khi mà sản phẩm của công ty chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng tầm trung, lấy giá cả để cạnh tranh. Cịn hàng Trung Quốc thì lại có giá hết sức “mềm”.
Nguồn nhân lực: Trong một khoảng thời gian dài, nguồn nhân lực vẫn được đánh
giá là một trong những điểm mạnh của dệt may Việt Nam với dân số đông, số người ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, bản chất tỷ mỷ chịu khó của người lao động, lợi thế nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại một cách nghiêm túc hơn về lợi thế này khi mà tình trạng lao đông thừa mà vẫn thiếu đang diễn ra trên hầu hết các ngành khơng chỉ có may mặc. Chúng ta có nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thơng, cịn lao động có chun mơn tay nghề thành thạo thì lại thiếu trầm trọng. Hay nói cách khác, chúng ta thừa về số lượng nhưng lại thiếu về chất lượng lao động. Lợi thế nhân công giá rẻ đang mất dần. Lĩnh vực may mặc thời trang đang thực sự “khát” những nhà thiết kế có chun mơn, sự sáng tạo hơn là những lao động may phổ thông. Thực trạng này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp may mặc thời trang nói chung và cơng ty TMDV thời trang nói riêng khi mà cơng ty khơng thể tiếp cận được với
nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp. Hiện nay, Việt Nam khơng có nhiều nhà thiết kế tên tuổi. Số nhà thiết kế ít ỏi cịn lại thường có xu hướng tự mở của hàng kinh doanh các mẫu thiết kế của mình hơn là làm việc cho các cơng ty thời trang. Do đó, các doanh nghiệp may mặc thời trang Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm được các nhà thiết kế giỏi làm việc cho mình. Cơng ty TMDV thời trang Hà Nội cũng vậy. Cơng ty khơng có cơ hội hợp tác với những nhà thiết kế tên tuổi, được đào tạo chuyên nghiệp; mà đội ngũ lao động làm công việc thiết kế của công ty chủ yếu do công ty tự đào tạo với nguồn ngân sách ít ỏi của mình. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, song cho tới năm 2010, phần lớn lao động trong công ty vẫn chỉ là những lao động phổ thơng (63,4%), trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 20,9% và 15,7% lao động có trình độ đại học. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa của công ty. Không tiếp cận được với các nhà thiết kế chuyên nghiệp, sản phẩm của công ty không thực sự bắt kịp với nhu cầu của khách hàng nội địa, mẫu mã, chủng loại đều thiếu đa dạng và chậm thay đổi, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn kém.