Tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa

Một phần của tài liệu pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 41 - 46)

- Mặc dù hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng vẫn ở mức thấp so với các nước trên

4.1.2. Tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa

trường nội địa

Khủng hoảng kinh tế thế giới, những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu đã giúp dệt may Việt Nam nói chung và may mặc thời trang nói riêng có cơ hội nhìn lại tầm quan trọng và quan tâm tới thị trường nội địa. Nhờ đó, phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành cơng quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa cùng cịn khơng ít những vấn đề tồn tại cả trong vấn đề phát trển thị trường, phát triển nguồn hàng và tạo lập môi trường thương mại thuận lợi để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nôi địa.

4.1.2.1. Tồn tại trong phát triển thị trường để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang

Cơ cấu thị trường sản phẩm may mặc thời trang còn chưa hợp lý, các sản phẩm may mặc thời trang phần lớn chỉ được phân phối tại các khu vực thành thị, trung tâm kinh tế, tới những khách hàng có thu nhập cao

Mặc dù các sản phẩm may mặc thời trang nội địa có giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm của các thương hiệu nước ngoài. Nhưng với đa số người dân, đặc biệt là dân cư nông thôn – nơi tập trung đến hơn 70%dân số của cả nước thì mức giá như vậy vẫn cịn khá cao đối với mức thu nhập ít ỏi của họ. Các hàng may mặc có xuất xứ nhập lập từ Trung Quốc với giá “mềm” hơn rất nhiều lần, mặc dù không thật sự yên tâm với chất lượng của chúng nhưng với mức thu nhập ít ỏi, phải trang trải nhiều khoản phí khác nữa; nên đây ln là sự lựa chọn hàng đầu cho nhân dân vùng nơng thơn, những người có tthu nhập thấp. Do đó, các sản phẩm may mặc thời trang vẫn chủ yếu chỉ được phân phối tới những khách hàng có thu nhập cao và ổn định tại các thành phố, các trung tâm kinh tế. Như công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội, khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là những người có thu nhập cao sống tại các quận trung tâm của thành phố như Ba Đình, Hồn Kiếm, Đống Đa… Nhiều khách hàng có nhu cầu nhưng vẫn khơng thể tiếp cận sản phẩm may mặc thời trang của cơng ty vì giá cả của nó khá cao so với thu nhập của họ.

Cơ cấu sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa cịn thiếu tính đa dạng, phong phú, chưa thực sự bắt kịp với nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.

Trên con đường quay trở lại thị trường nội địa, các doanh nghiệp dệt may nói chung cũng như các doanh nghiệp may mặc thời trang nói riêng đã có nhiều cố gắng để bắt kịp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, phức tạp của khách hàng nội địa. Tuy nhiên, các sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa còn rất hạn chế về kiểu dáng, mẫu mã. Các sản phẩm này dường như vẫn chưa thể hiện được bản chất thời trang thực sự khi mà hầu hết các kiểu quần áo đều đơn giản, khơng có tính mới và phá cách, nên khơng đáp ứng được nhu cầu thể hiện phong cách và các tính của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ - những người thường xuyên tiêu dùng sản phẩm may mặc thời trang nhất. Khơng chỉ có kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm cũng đơn điệu và chưa có nhiều màu cho người tiêu dùng lựa chọn. Đa số sản phẩm chỉ có từ hai tới ba màu cơ bản như đen, trắng, xanh. Nên nhiều khi khách hàng rất thích kiểu dáng của sản phẩm nhưng vẫn khơng thể mua sản phẩm vì khơng chọn được màu sắc phù hợp với mình. Trong khi đó, hàng Trung Quốc lại rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Hơn nữa các sản phẩm này hầu hết lại na ná giống nhau, nên mỗi sản phẩm chưa xây dựng được phong cách riêng cho mình. Do vậy, việc hàng nội ít được ưa chuộng có lẽ khơng hồn tồn do người Việt “sính ngoại” mà cũng phải kể đến sự thiếu đa dạng, chậm thay đổi của hàng may mặc thời trang nội địa.

Giá cả sản phẩm may mặc thời trang còn nhiều biến động và có sự chênh lệch khá lớn giữa các sản phẩm trong nước và các sản phẩm của các thương hiệu nước ngồi.

Mặc dù các cơng ty đã có nhiều nỗ lực trong chính sách giá cả nhằm hạn chế sự biến động của giá cả sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa. Song trong tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động thất thường, lạm phát cao; giá cả sản phẩm may mặc thời trang không tránh khỏi sự biến động thất thường ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của cơng ty. Chỉ tính riêng sản phẩm áo sơ mi cho nam giới của công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội, tính từ năm 2009 đến nay cũng đã có 6 lần điều chỉnh giá cả; trong đó, chủ yếu là điều chỉnh tăng giá (riêng đầu năm 2009 là điều chỉnh giảm giá nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa trong điều kiện khủng hoảng, người dân thắt chặt chi tiêu). Các sản phẩm đồng phục các loại (đồng phục học sinh, công nhân, nhân viên văn phịng) là những sản phẩm ít biến động giá nhất. Hơn nữa, các cửa hàng nhận ký gửi sản phẩm, các đại lý phân phối sản phẩm may mặc thời trang còn tự ý tăng giá đối với những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chng để thu lợi cho mình mà các cơng ty khơng kiểm sốt hết được.

Trên thực tế, giá cả sản phẩm may mặc thời trang đều do các công ty tự kê khai mà nhà nước khơng hề có bất kỳ quy định cụ thế nào liên quan tới việc kiểm soát giá cả sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nôi địa. Đây là kẽ hở để các doanh nghiệp, cửa hàng có cơ hội đẩy giá sản phẩm may mặc thời trang lên cao một cách bất hợp lý. Thậm

chí, các sản phẩm hàng nhái các hàng thời trang nổi tiếng cũng ngang nhiên bán với giá cao ngất ngưởng trên thị trường.

Mặt khác, trên thị trường sản phẩm may mặc thời trang giá cả các sản phẩm sản xuất trong nước và giá cả sản phẩm mang thương hiệu nước ngồi có sự chênh lệch khá lớn. Thơng thường, sản phẩm ngoại có giá cao hơn từ 1,5 đến 3 lần so với hàng nội mặc dù chất lượng của các sản phẩm này không khác nhau là mấy.

Quy mô thương mại sản phẩm may mặc thời trang tuy có gia tăng song còn chưa tương xứng với tiềm năng. Đây cũng là nhận định của đa số những cán bộ, công nhân

viên chức tại công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội khi được điều tra. Với một thị trường nội địa đầy tiềm năng, được ví như miếng bánh ngon mà các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới đang nhịm ngó, thị phần của các thương hiệu nội địa lại hết sức khiêm tốn chỉ có 40%.

4.1.2.2.Tồn tại trong phát triển nguồn hàng để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang.

Nguồn cung sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa không ổn định. Theo thống kê của hiệp hội dệt may, cho tới thời điểm này, chúng ta mới chỉ chủ động được khoảng 30% nguồn nguyên phụ liệu may mặc, còn gần 70% vẫn phải nhập khẩu hàng năm. Điều này gây khơng ít khó khăn cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng trong cả xuất khẩu và thị trường nội địa. Khi nguồn nguyên phụ liệu trên thị trường thế giới trở nên khan hiếm, chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng nhập nguyên phụ liệu với giá cao, thậm chí khơng thể mua được nguyên phụ liệu. Điều này làm cho nguồn cung sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa không ổn định cả về chất lượng, quy mô và cơ cấu. Nguồn cung sản phẩm không ổn định làm cho tốc độ tăng trưởng thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa cũng không ổn định.

Nguồn cung sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường còn ít, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường nội địa. Mặc dù, trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp dệt may đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên nếu nói đến may mặc thời trang thì vẫn cịn là một lĩnh vực khá mới. Hơn nữa quy mô các doanh nghiệp nay lại rất hạn chế, manh mún, thiếu sự một sự quy hoạch tổng thể. Do đó, số lượng sản phẩm may mặc thời trang cung cấp ra thị trường không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.

Không chỉ thiếu về số lượng, nguồn cung sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa còn nhiều hạn chế cả về mặt chất lượng. Do chúng ta không chủ động được nguồn vải nên các doanh nghiệp may mặc phải nhập khẩu vải từ các nước ngoài kể cả các loại vải kém chất lượng từ Trung Quốc. Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài, trong điều kiện thị trường nguyên phụ liệu may mặc thế giới có nhiều biến

động trong những tháng đầu năm 2011, đặc biệt việc giá bông tăng cao tới mức kỷ lục làm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng nhanh. Để cắt giảm chi phí, khơng ít doanh nghiệp đã chọn sử dụng các nguồn nguyên phụ liệu kém chất lượng có giá rẻ hơn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng các sản phẩm may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng được sản xuất ra . Mặt khác, rất nhiều các sản phẩm trên thị trường nội địa là những hàng xuất khẩu bị lỗi không bán được nên các doanh nghiệp mới đem về tiêu thụ trong nước.

4.1.2.3.Tồn tại trong các chính sách vĩ mơ của nhà nước

Quản lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ đối với thương mại sản phẩm may mặc thời trang đã khiến nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái nhãn mác, bản quyền tràn lan khắp thị trường nội địa Việt Nam. Chưa có con số thống kế cụ thể về số lượng hàng may mặc thời trang nhập lậu hiện đang được bày bán trên thị trường nội địa. Song ai cũng hiểu rằng, phần lớn hàng may mặc thời trang ngoại trên thị trường nội địa là hàng nhập lậu có xuất xứ từ Trung Quốc. Các hàng nhập lậu này không những được bán tại các chợ ở vùng ven đơ, nơng thơn mà thậm chí ngay cả tại các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh thời trang cũng có khơng ít hàng lậu được bày bán dưới nhãn mác của các thương hiệu thời trang nổi tiếng, mác “Made in Viet Nam”. Hiện tượng này đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trên thị trường nội địa, đẩy khơng ít doanh nghiệp vào bờ vực phá sản vì khơng thể cạnh tranh được. Muốn phát triển bền vững thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa thì việc ngăn chặn nạn hàng giả nhái nhãn mác, vi phạm bản quyền, hàng lậu là điều hết sức quan trọng và cấp thiết hiện nay.

Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích phát triển thị trường trong nước nên bấy lâu thị trường nội địa vẫn bị bỏ ngỏ. Xác định dệt may là ngành xuất khẩu mũi nhọn, nên nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Cịn thị trường nội địa thì khơng nhân được những sự hỗ trợ như vậy. Chỉ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho xuất khẩu hàng may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng gặp nhiều khó khăn, nhà nước mới bắt đầu có những chính sách khuyến khích phát triển thị trường nội địa và các doanh nghiệp mới loay hoay tìm đường trở về “sân nhà”.

Hành lang pháp lý liên quan tới thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa chưa hồn thiện. Gia nhập WTO, luật quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta đã có song cịn nhiều hạn chế và chưa thực sự được thực hiện trên thị trường may mặc thời trang nội địa. Đây là điều kiện thuận lợi cho những vi phạm về nhãn mác, bản quyền trên thị trường nội địa, cản trở sự phát triển của thương mại SPMMTT trên thị trường nội địa.

- Cơng tác nghiên cứu thị trường cịn nhiều yếu kém. Trong quá trình hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp, cơng tác nghiên cứu thị trường cịn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp khơng có bộ phân nghiên cứu thị trường riêng mà thường do phịng kế hoạch kinh doanh đảm nhận ln cơng tác này. Do đó, hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường chưa cao. Trong khi nhu cầu thị trường đối với sản phẩm may mặc thời trang lại rất phức tạp và nhanh thay đổi. Điều này đã làm cho sản phẩm may mặc thời trang nội địa không bắt kịp với thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho hàng nội kém được ưa chuộng trên thị trường.

- Đội ngũ các nhà thiết kế thời trang còn thiếu và yếu. Hiện tại, Việt Nam đang

thiếu trầm trọng đội ngũ các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp. Trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, ngành thiết kế thời trang vẫn còn là một ngành hết sức mới mẻ, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Nguồn nhân lực thiết kế Việt Nam rất nhiều với đội ngũ trẻ giàu tiềm năng sáng tạo nhưng chỉ dựa trên năng khiếu bẩm sinh, hầu như không có căn bản, chưa được đào tạo chính quy. Thực tế ở Việt Nam, đội ngũ giáo viên ở các trường đào tạo thời trang còn khá bất cập, chỉ dạy trên quy trình may mặc, cịn về thiết kế thời trang đạt tính thẩm mỹ thì chưa truyền đạt được cho sinh viên. Mặt khác, đội ngũ các nhà thiết kế chưa tiếp cận nhiều với các hãng thời trang lớn cũng như với các nhà thiết kế nước ngoài trong điều kiện hội nhập. Các chuyên gia nhận xét rằng, hạn chế của các nhà thiết kế hiện nay là lúng túng tìm lối đi riêng; ngành thời trang lại chưa có sân chơi chung, khơng có thơng tin thị trường nội địa, lại thiếu thông tin về xu hướng thời trang thế giới, không biết rõ nhu cầu và sức mua của từng nhóm đối tượng…

- Tình hình biến động của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế

giới có nhiều biến động khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương mại sản phẩm nói chung và thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã làm cho hoạt động thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn. Trong cơ chế hội nhập, tồn cầu hóa như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng làm cho nền kinh tế trong nước bất ổn. Lạm phát ở mức hai con số, giá cả các mặt hàng đều leo thang một cách chóng mặt. Trong cơn bão lạm phát, tiêu dùng dân cư giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Theo đó, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm may mặc thời trang giảm mạnh trong những năm 2008 – 2009 vì người dân phải ưu tiên chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khác như lương thực, thuốc men, sản phẩm may mặc thông thường hơn là sản phẩm may mặc thời trang.

- Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ và thiếu đồng bộ: So vơi các ngành khác,

ngành may mặc thời trang còn khá mới trên thị trường, chưa có sự quan tâm thoả đáng từ nhiều phía nhất là quản lý nhà nước. Vì vậy các biện pháp quản lý của các cơ quan chức năng cịn thiếu đồng bộ, chưa có sự phơi hợp chặt chẽ với nhau khiến cho nạn hàng giả hàng kém chất lượng lưu hành trên thị trường.

- Các chính sách phát triển ngành dệt may nói chung và may mặc thời trang nói

Một phần của tài liệu pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)