Kiểm số tơ nhiễm khơng khí bằng kiểm tra bảo dưỡng phương tiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Ô tô và ô nhiễm môi trường - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 41 - 44)

h. Hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu

1.4.5 Kiểm số tơ nhiễm khơng khí bằng kiểm tra bảo dưỡng phương tiện

Phương tiện được bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ đúng nội dung quy định của nhà chế tạo khơng chỉ duy trì được tình trạng kỹ thuật tốt mà cịn giảm được lượng độc hại trong khí thải. Các phương tiện hiện đại có lắp thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm thì càng cần bảo dưỡng tốt các thiết bị này để duy trì mức gây ơ nhiễm thấp.

Các sự cố nhỏ trong hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống đánh lửa, cơ cấu phối khí và cơ cấu tay quay thanh truyền cũng có thể làm tăng đáng kể mức phát thải. Số phương tiện có sự cố nhỏ làm tăng mức ơ nhiễm thường khó nhận biết vì nó gây ảnh hưởng khơng đáng kể đến sự chuyển động của xe. Kiểm tra khí thải định kỳ có thể phát hiện ra những xe có mức ơ nhiễm lớn; tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra lại để khẳng định phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải. Kết hợp kiểm tra và bảo dưỡng là biện pháp hiệu quả để kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí do phương tiện giao thơng gây ra.

1.4.5.1. Kiểm tra tại trạm kiểm định

Có nhiều quy trình kiểm tra khí thải cho các phương tiện đang lưu hành được sử dụng ở các nước trên thế giới (bảng 1.9). Các nước Châu Á hầu hết sử dụng quy trình kiểm

40

tra khơng tải với phương tiện chạy xăng và gia tốc tự do hoặc không tải đối với phương tiện chạy diezel.

Bảng 1.9. Các quy trình kiểm tra khí thải

Quy trình kiểm tra CO HC NOx PM Khói

Loại phương

tiện

Khơng tải x x Xăng

Không tải 2 giai đoạn x x Xăng

Có tải x x x Xăng

Gia tốc tự do x Diezel

Toàn tải x x x x x Diezel

Quy trình kiểm tra khơng tải thường được tiến hành theo trình tự sau: - Khởi động xe kiểm tra để nhiệt độ dầu bôi trơn đạt tối thiểu 800C.

- Xe kiểm tra đỗ trên địa điểm nằm ngang chắc chắn (không bị ảnh hưởng của nắng, mưa, rung động); bướm ga ở vị trí khơng làm việc, tay số ở vị trí “mo” …

- Lắp vào xe các thiết bị và dụng cụ đo.

- Khởi động động cơ và để chạy ở chế độ không tải (60s). - Đặt dụng cụ lấy mẫu khí vào ống xả.

- Kiểm tra và điều chỉnh thang đo.

- Thực hiện phép đo trong khoảng thời gian  30s và in ra các giá trị cần đo.

Sơ đồ đo ghi nồng độ khí thải khi kiểm tra khơng tải được trình bày trên hình 1.29.

Hiện có rất nhiều thiết bị phân tích (đo) nồng độ khí thải. Dưới đây giới thiệu

nguyên lý cơ bản của một kiểu đo bằng tia hồng ngoại khơng phân tán (hình 1.30). Nguyên lý chung sử dụng trong phép đo này là khi tia hồng ngoại được chiếu qua CO, CO2, NOx, thì mỗi khí sẽ hấp thụ một bước sóng hồng ngoại đặc trưng. Mức độ hấp thụ của mỗi bước sóng tỷ lệ với nồng độ của chúng trong khí xả.

Nguyên lý làm việc cụ thể của thiết bị như sau: tia hồng ngoại từ nguồn phát xuyên qua buồng đo và buồng so sánh. Khi nồng độ khí xả trong buồng đo thay đổi, một phần tia hồng ngoại bị hấp thụ, trong lúc đó buồng so sánh chứa khí không hấp thụ tia hồng ngoại. Điều này gây ra sự khác nhau về cường độ lan truyền các tia hồng ngoại trong buồng nhận bức xạ. Dẫn đến màng gắn trong nó sẽ bị lõm về phía có áp suất nhỏ hơn. Sự di chuyển của màng được bộ phận khuyếch đại tiếp nhận và truyền vào dụng cụ đo ghi.

41

Để đo độ khói của động cơ diezel, người ta thường dùng tế bào quang điện. Sơ đồ nguyên lý đơn giản nhất được trình bày trên hình 1.31.

Trong buồng đo bóng đèn và tế bào quang điện đặt đối diện nhau. Khi đưa khí xả vào xilanh, cường độ ánh sáng từ bóng đèn chiếu sáng đến tế bào quang điện làm thay đổi dòng điện mà tế bào quang điện tạo ra. Mức độ thay đổi dòng điện phụ thuộc vào nồng độ khí thải trong buồng đơ. Thang đo được vạch theo % của độ khói trong khí thải.

Quy trình kiểm tra khí thải có tải ở các nước phát triển thường khác nhau. Khác với thử khơng tải, khi thử có tải cần có bệ thử động với u cầu bệ thử phải mơ phỏng được q trình chuyển động thực tế trên đường như không tải , tăng tốc, tốc độ không đổi, giảm tốc. Những chế độ này phải dựa vào điều kiện khai thác thực tế. Khí xả được giữ lại từ lúc động cơ khởi động đến lúc kết thúc kiểm tra và được đo bằng thiết bị lấy mẫu với thể tích khơng đổi. Sơ đồ mơ tả hệ thống kiểm tra khí thải có tải được trình bày trên hình 1.32. Nó thường bao gồm các thiết bị sau:

- Bệ thử động lực học: Xe kiểm tra được đặt trên bệ thử, được hãm chặt, các bánh chủ động có thể kéo quay hệ thống băng thử, người lái điều khiển các chế độ chạy xe theo tiêu chuẩn quy định của từng nước.

42

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Ô tô và ô nhiễm môi trường - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)