Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA DÒNG LÚA CL02 TẠI SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG pdf (Trang 59 - 64)

TT Dòng, giống lúa Dảnh cơ bản (dảnh) Tổng dảnh/khóm (dảnh) Bơng hữu hiệu/khóm (bơng) Tỷ lệ thành bông(%) 1 Khang dân(đ/c) 3 11,0 7,3 66,3 2 CL02 3 12,5 8,6 68,8 3 NL061 3 9,1 7,4 81,3 4 X25 3 10,9 6,8 62,4 5 Thiên Hƣơng 3 15,0 10,0 60,7

Đẻ nhánh là tập tính sinh học của cây lúa, nhánh đƣợc hình thành từ các mắt trên thân (mầm mắt). Các mầm này có thể phát triển tạo thành nhánh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khả năng đẻ nhánh nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống, tuỳ thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dƣỡng, nƣớc, điều kiện ngoại cảnh.

Cùng kỹ thuật cấy, mật độ cấy, nƣớc, điều kiện nghiên cứu, tuổi mạ (19 ngày), số dảnh cấy ban đầu (là 3 dảnh) nhƣng khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa khác nhau là khác nhau. Các dịng giống lúa có tổng số dảnh/khóm dao động từ 9,1 đến 15,0 dảnh. Khả năng đẻ nhánh cao nhất là giống Thiên Hƣơng: 15 dảnh/khóm, cao hơn đối chứng là 4,0 dảnh/khóm; thấp nhất là dịng NL061 (9,1 dảnh/khóm, thấp hơn đối chứng 1,9 dảnh/khóm). Các dịng lúa cịn lại có khả năng đẻ nhánh tƣơng đƣơng với đối chứng.

- Số bơng hữu hiệu/khóm: ở các dịng giống lúa tham gia thí nghiệm, dao

động từ 6,8 đến 10,0 bơng. Giống lúa Thiên Hƣơng có số bơng hữu hiệu/khóm cao nhất (10,0 bông), cao hơn đối chứng 2,7 bơng. Các dịng lúa cịn lại có số bơng hữu hiệu/khóm tƣơng đƣơng với đối chứng.

- Tỷ lệ thành bông: Tỷ lệ thành bơng của các dịng, giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 60,7 đến 81,3%. Dịng NL061 có tỷ lệ thành bơng cao nhất: 81,3%, cao hơn đối chứng 17,7%. Các dịng giống lúa cịn lại có tỷ lệ thành bơng tƣơng đƣơng với đối chứng.

3.2.3. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng.

Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa bắt đầu từ khi gieo đến khi thu hoạch và đƣợc chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, các giai đoạn sinh trƣởng luôn biến động theo giống, mùa vụ và điều kiện thời tiết khí hậu, do tác động của con ngƣời thông qua các biện pháp kỹ thuật trong q trình chăm sóc.

Sinh trƣởng phát triển là một chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ với năng suất lúa. Quá trình sinh trƣởng, phát triển của lúa thể hiện trên đồng ruộng là kết quả của sự phản ánh tính bền vững của dòng lúa về mặt di truyền, đồng thời cũng phản ánh đƣợc khả năng phản ứng của dòng lúa với điều kiện ngoại cảnh. Các dòng và giống lúa khác nhau có đặc tính khác nhau.

Bảng 3.4. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trƣởng của các dòng, giống lúa

TT Dòng, giống

lúa

Thời gian từ cấy đến…..(ngày)

TGST (ngày) Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ TG trỗ Chín 1 KD (đ/c) 16 43 75 3 102 121 2 CL02 14 47 80 6 110 129 3 NL061 17 44 75 4 104 123 4 X25 16 46 76 4 105 124 5 Thiên Hƣơng 20 49 83 4 110 129

Ghi chú: TG: thời gian

TGST: thời gian sinh trƣởng

Các giống lúa trong thí nghiệm có thời gian từ cấy đến đẻ nhánh dao động từ 16 – 20 ngày.

- Thời gian từ cấy đến làm địng: các dịng giống lúa tham gia thí nghiệm

có thời gian từ cấy đến làm địng dao động từ 43 - 49ngày. Các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian từ cấy đến làm đòng đều dài hơn đối chứng từ 1- 6 ngày. Giống lúa Thiên Hƣơng có thời gian từ cấy đến làm đòng là 49 ngày, dài hơn đối chứng là 6 ngày.

- Thời gian từ cấy đến trỗ: Nắm vững điều kiện thuận lợi nhất để lúa trỗ

bơng phơi màu, ta có thể tính đƣợc thời gian từ cấy đến trỗ để chủ động gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc sao cho lúa đƣợc trỗ bơng đúng vào thời gian đã định. Nhìn chung thời gian lúa trỗ bơng phơi màu đến chín có số ngày ổn định 32 - 33 ngày, khơng phụ thuộc vào vụ xuân, vụ mùa hay vụ hè thu. Nếu cấy đúng tuổi mạ, thâm canh mạ tốt, khi cấy bén rễ hồi xanh nhanh thì thời gian sinh trƣởng của một giống là tổng thời gian của giai đoạn mạ, giai đoạn từ cấy đến phơi màu và giai đoạn chín. Thời gian từ cấy đến trỗ của các dịng và giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 75 đến 83 ngày. Dịng lúa NL061, X25 có thời gian từ cấy đến trỗ là 75 - 76 ngày, tƣơng đƣơng với đối chứng. Các dịng, giống lúa cịn lại trong thí nghiệm có thời gian từ cấy đến trỗ dài hơn đối chứng 5 - 8 ngày.

- Thời gian trỗ: các dịng lúa tham gia thí nghiệm có thời gian trỗ từ 3 - 6

ngày. Dịng lúa CL02 có thời gian trỗ dài nhất là 6 ngày, dài hơn đối chứng là 3 ngày. Các dịng lúa khác có thời gian trỗ tƣơng đƣơng với đối chứng.

- Thời gian sinh trưởng: các dịng, giống lúa tham gia thí nghiệm có thời

gian sinh trƣởng từ 121 - 129 ngày. Dòng lúa CL02, giống lúa Thiên Hƣơng có thời gian sinh trƣởng dài nhất 129 ngày, dài hơn đối chứng 8 ngày. Các dòng lúa

khác tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng dài hơn đối chứng từ 2 đến 3 ngày.

3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ.

Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa

ĐVT: điểm TT Dòng,giống Sâu lá cuốn nhỏ Sâu đục thân Bệnh bạc lá Bệnh khô vằn Chống đổ 1 Khang dân (đ/c) 1 1 0 1 1 2 CL02 1 1 5 3 1 3 NL061 1 1 3 1 1 4 X25 1 1 0 0 1 5 Thiên Hƣơng 0 1 0 1 1

Do điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều, miền Bắc thƣờng hay có mƣa cục bộ, gió mạnh sau đó nắng nóng rất thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển. Hàng năm, thiệt hại năng suất do sâu bệnh gây ra với cây trồng nói chung và với cây lúa nói riêng là rất lớn. Việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật không hợp lý càng làm cho môi trƣờng sinh thái kém bền vững, phá vỡ cân bằng sinh thái, vì vậy tình hình diễn biến về sâu bệnh hại càng phức tạp và nguy hiểm. Do đó, chọn tạo ra các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh đang là xu hƣớng chủ đạo của các nhà khoa học. Nhằm giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngƣời sản xuất giảm chi phí sản xuất và công lao động, giảm ô nhiễm môi trƣờng, tạo sản phẩm an tồn và bền vững cho mơi trƣờng. Vụ xuân năm 2007, tình hình sâu bệnh hại diễn biến rất phức tạp ngay từ đầu vụ, nhƣng gây hại chủ yếu là 02 loại sâu (sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân) và 02 loại bệnh (bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn).

- Về sâu hại:

Sâu cuốn lá nhỏ: Là loài sâu gây hại trên cây lúa ở giai đoạn trƣớc trỗ, đặc biệt gây hại nặng ở giai đoạn đứng cái làm đòng trên các giống lúa có bản lá to, xanh đậm, lá mềm non. Thiên Hƣơng là giống lúa có bộ lá xanh vàng, cứng nên hầu nhƣ không bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại. Các dòng và giống lúa khác tham gia thí nghiệm bị hại ở điểm 1, chỉ có dƣới 10% tổng số khóm bị hại (do áp dung triệt để các biện pháp phòng trừ).

Sâu đục thân: là loài sâu gây hại trên những giống lúa thân mềm, lƣớt ở giai đoạn đẻ nhánh, gây nõn héo và gây bông bạc ở giai đoạn trỗ. Vụ xuân năm 2007, sâu đục thân gây hại ở tất cả các dịng, giống lúa tham gia thí nghiệm, tuy nhiên mức độ gây hại ở mức nhẹ (điểm 1): dƣới 10% số bông bị bạc (do áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ).

- Về bệnh hại: Vụ xuân năm 2007, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp:

gió mạnh kèm theo mƣa rào xảy ra thƣờng xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển.

Bệnh bạc lá: là loại bệnh gây hại trên các dòng giống lúa chịu thâm canh, lá mềm, to, xanh. Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn từ đứng cái làm đòng đến trỗ. Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây ra, vi khuẩn này có khả năng phát sinh mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện nóng ẩm, mƣa nhiều, có gió mạnh làm dập xƣớc lá. Vụ xuân năm 2007, giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ (cuối tháng 3, đầu tháng 4) thƣờng xuyên có mƣa rào, gió mạnh, các dịng và giống lúa tham gia thí nghiệm là các dịng và giống lúa chất lƣợng có bộ lá mềm, lƣớt nên đều bị bệnh bạc lá gây hại, đặc biệt là dòng lúa CL02 bị hại nặng nhất (điểm 5, dƣới 25% diện tích lá bị hại). Dịng lúa NL061 bị hại nhẹ hơn (điểm 3). Các dịng, giống lúa khác có bộ lá cứng hơn, khơng bị mƣa gió làm dập nát nên hầu nhƣ không bị bệnh bạc lá gây hại.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA DÒNG LÚA CL02 TẠI SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG pdf (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)