Đối với mỗi năng lực, UNESCO đưa ra một hướng dẫn chi tiết để GV căn cứ trên đó triển khai cụ thể, các nhà chính sách dựa vào đó xây dựng chính sách về CNTT trong giáo dục phù hợp với điều kiện, bối cảnh ở địa phương, quốc gia mình. Các năng lực được cụ thể hóa bằng các mục tiêu thành phần và các ví dụ hướng dẫn tương ứng để GV đối chiếu, tự đánh giá mức độ thực hiện của bản thân (tham khảo ví dụ tại Phụ lục).
Ủy ban Châu Âu (European Commission)
2 UNESCO (2018). Guidelines on Developing and Strengthening Qualifications Frameworks in Asia and the
Trong khối châu Âu, Ủy ban châu Âu đã đưa ra Khung châu Âu về năng lực kỹ thuật số của các nhà giáo dục (DigCompEdu, 2017). Khung đáp ứng nhận thức ngày càng tăng của nhiều quốc gia thành viên châu Âu rằng các nhà giáo dục cần một tập hợp các năng lực kỹ thuật số chuyên môn để có thể nắm bắt tiềm năng của các cơng nghệ kỹ thuật số nhằm tăng cường và đổi mới giáo dục. Khung này đưa ra thuật ngữ “công nghệ kỹ thuật số” (digital technologies) bao gồm các thiết bị kỹ thuật số (như máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động, bảng trắng tương tác, TV, máy chiếu, máy ảnh), các tài nguyên kỹ thuật số và dữ liệu (như Thông tin trực tuyến, trang web, nền tảng; Nội dung đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video); Tài liệu học tập; (Trực tuyến) trò chơi, câu đố; Phần mềm, ứng dụng, chương trình giáo dục; Mơi trường học tập ảo; Mạng xã hội). Khung DigCompEdu phân biệt sáu lĩnh vực khác nhau trong đó năng lực kỹ thuật số các nhà giáo dục được thể hiện với tổng số 22 năng lực (Hình 1.2). Sáu lĩnh vực này tập trung vào những khía cạnh khác nhau của các hoạt động chuyên môn của nhà giáo dục.