Công nghệ thông tin và Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn thành phố hà nội) (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Một số khái niệm

1.2.4. Công nghệ thông tin và Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc

1.2.4.1. Công nghệ thông tin

UNESCO (2018) định nghĩa Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng có nghĩa là “máy tính, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị vệ tinh, thiết bị

điện tử và máy ghi dữ liệu, radio, truyền hình, mạng máy tính, hệ thống vệ tinh hoặc hầu hết mọi thứ xử lý và truyền thông tin điện tử. Công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm cả phần cứng (thiết bị) và phần mềm (chương trình máy tính trong thiết bị)”

(tr.2).

Luật Công nghệ thông tin định nghĩa thuật ngữ Công nghệ thông tin là “tập

hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thơng tin số” (Luật số 67/2006/QH11,

ban hành ngày 29/06/2006, Điều 4.1, tr.1).

Trong lĩnh vực giáo dục, Công nghệ thông tin và truyền thông được coi là một trong những phương tiện dạy học thơng dụng, gồm có máy vi tính, đĩa mềm, đĩa CD- ROM, hệ đa phương tiện,… [56, tr.431]. Cũng có nhiều hệ thống giáo dục gọi các cơng nghệ kỹ thuật số (digital technologies) là công nghệ thông tin và truyền thơng.

Tức là người nói muốn đề cập rằng CNTT&TT bao gồm đầy đủ các công cụ kỹ thuật số có sẵn, cả phần cứng và phần mềm. Về phần cứng, CNTT&TT có nghĩa là máy tính và các thiết bị điện tử có liên quan như máy tính bảng và máy tính xách tay, đầu đọc điện tử, điện thoại thông minh, trợ lý kỹ thuật số cá nhân, máy quay phim, máy tính vẽ đồ thị và bảng trắng điện tử. Liên quan đến phần mềm, CNTT&TT bao gồm mọi thứ, từ trình duyệt Internet và các công cụ phát triển đa phương tiện đến các ứng dụng kỹ thuật, phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng chỉnh sửa hợp tác.

Nghiên cứu này tiếp cận thuật ngữ CNTT theo Luật Công nghệ thông tin Việt Nam, bao gồm cả các phương pháp, phần cứng, phần mềm kỹ thuật giúp xử lí thơng tin số, và sẽ sử dụng cách gọi “Công nghệ thông tin” thay cho thuật ngữ “Công nghệ thông tin và truyền thông”.

1.2.4.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học

Ứng dụng CNTT là “việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động

thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” (Luật số

67/2006/QH11, ban hành ngày 29/06/2006, Điều 4.5, tr.2).

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là việc sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để khai thác, sản xuất và trao đổi thông tin số, phục vụ hiệu quả cho trong hoạt động dạy – học GV và HS. Cụ thể hơn, “ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và các

thiết bị CNTT khác trong việc soạn bài, dạy học, kiểm tra đánh giá, hỗ trợ học sinh học tập và cả việc nghiên cứu nhằm phát triển chuyên môn” (Nguyễn Văn Nghiêm,

2013, tr.26).

Ở nước ta từ những năm 2000, thuật ngữ CNTT được dùng ngày càng nhiều, điều đó thể hiện vị trí và tầm quan trọng của CNTT trong đời sống loài người mà nét nổi bật là vai trị ngày càng tăng của máy tính điện tử và Internet. Khơng nằm ngồi xu thế đó, CNTT cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhà trường nhờ những ưu điểm về mặt kỹ thuật và tiềm năng về mặt sư phạm của công nghệ này. Hiện nay và thậm chí trong tương lai, CNTT có chức năng như một phương tiện dạy học, có thể làm một số phần việc của người thầy, cũng có thể đóng vai trị HS và thực hiện

những chức năng khác trong QTDH [56, tr.433]. Ứng dụng CNTT trong dạy học cũng có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức dạy học khác nhau như dạy học trực tiếp (face to face), dạy học từ xa (distance learning), phòng đào tạo trực tuyến (online training lab), học tập điện tử (e-learning) … đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội, khuyến khích sự làm việc độc lập của HS, cá biệt hóa q trình học tập, và giảm bớt sự vất vả thủ công của người thầy để họ dành nhiều thời gian hơn cho những HS cần hỗ trợ. Với sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học hiện nay, CNTT hồn tồn có thể trợ giúp cho QTDH để hiện thực hóa các mục tiêu giáo dục trong xã hội hiện đại, đó là “Học mọi nơi – Học mọi lúc – Học suốt đời – Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau”.

Theo Nguyễn Văn Long (2016) thì quá trình ứng dụng CNTT vào giáo dục nói chung trên thế giới được chia làm ba giai đoạn, cụ thể: giai đoạn giới thiệu công nghệ vào lớp học (Introduction); giai đoạn tích hợp cơng nghệ vào lớp học (Integration); và giai đoạn vơ hình hóa cơng nghệ trong lớp học (Invisibilisation), tức là CNTT trở thành một phần thường xuyên của lớp học (tr.16).

Khi xem xét các khả năng ứng dụng CNTT trong giáo dục, thường có hai dạng:

thứ nhất CNTT là một nội dung giáo dục và đào tạo, thứ hai CNTT như một môi

trường, một công cụ, phương tiện dạy học mạnh và hiệu quả. CNTT trong giáo dục tạo ra những cải tiến rõ rệt, nổi bật nhất là trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập, việc tổ chức quá trình học tập, thi cử, kiểm tra và đánh giá (Hà Thị Mai, 2013, tr.4). CNTT là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy và hỗ trợ hình thành, phát triển một loạt các kỹ năng thế kỷ 21 cần thiết để người học thích ứng với cuộc sống. Điều mà các nhà giáo dục cần suy nghĩ cẩn thận khi thiết kế trải nghiệm học tập là cách họ cũng như HS sử dụng CNTT và liệu nó có được sử dụng theo cách hiệu quả để giải quyết những vấn đề phức tạp, kiến tạo tri thức hay để thiết kế các sản phẩm dựa trên kiến thức. Chúng ta cũng cần nghĩ làm thế nào CNTT có thể giúp người học hợp tác theo những cách mà trước đây không thể hoặc giao tiếp qua các phương tiện biểu đạt mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn thành phố hà nội) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)