Yêu cầu về năng lực ứng dụng CNTT dành cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn thành phố hà nội) (Trang 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Yêu cầu về năng lực ứng dụng CNTT dành cho giáo viên

1.3.1. Trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới, ngoài Khung năng lực nghề nghiệp dành cho GV, hay ở đây gọi là Chuẩn NNGV, cịn có khung năng lực CNTT dành riêng cho GV.

UNESCO

Tổ chức UNESCO đã xây dựng Khung năng lực ICT dành cho GV và được nhiều quốc gia căn cứ trên đó để triển khai yêu cầu ứng dụng CNTT đối với GV ở quốc gia mình. Khung Chuẩn năng lực CNTT cho GV (UNESCO ICT Competency Framework for Teachers) được UNESCO công bố lần đầu tiên vào năm 2008; năm 2011, UNESCO phối hợp với Microsoft công bố khung Chuẩn năng lực ICT cho GV phiên bản 2.0 (ICT-CFT) với một số điều chỉnh so với phiên bản năm 2008. Phiên bản ICT-CFT phiên bản 3 (2018) chỉ ra những yêu cầu cần thiết về năng lực CNTT của GV để giúp HS không chỉ nắm vững những kiến thức học được từ chương trình mà cịn có thể biết cách kiến tạo ra những kiến thức mới.

Với ba cấp độ - Tiếp thu kiến thức, Đào sâu kiến thức và Sáng tạo kiến thức - trên sáu khía cạnh cơng việc của GV - Hiểu biết về CNTT trong giáo dục; Chương trình giảng dạy và đánh giá; Phương pháp sư phạm; Các kỹ năng ứng dụng kỹ thuật số; Tổ chức và Quản lý; và Giáo viên học tập chuyên môn - ICT-CFT phiên bản 3 bao gồm 18 năng lực.

Hình 1.1. Khung năng lực ICT phiên bản 3 dành cho GV của UNESCO2

Đối với mỗi năng lực, UNESCO đưa ra một hướng dẫn chi tiết để GV căn cứ trên đó triển khai cụ thể, các nhà chính sách dựa vào đó xây dựng chính sách về CNTT trong giáo dục phù hợp với điều kiện, bối cảnh ở địa phương, quốc gia mình. Các năng lực được cụ thể hóa bằng các mục tiêu thành phần và các ví dụ hướng dẫn tương ứng để GV đối chiếu, tự đánh giá mức độ thực hiện của bản thân (tham khảo ví dụ tại Phụ lục).

Ủy ban Châu Âu (European Commission)

2 UNESCO (2018). Guidelines on Developing and Strengthening Qualifications Frameworks in Asia and the

Trong khối châu Âu, Ủy ban châu Âu đã đưa ra Khung châu Âu về năng lực kỹ thuật số của các nhà giáo dục (DigCompEdu, 2017). Khung đáp ứng nhận thức ngày càng tăng của nhiều quốc gia thành viên châu Âu rằng các nhà giáo dục cần một tập hợp các năng lực kỹ thuật số chun mơn để có thể nắm bắt tiềm năng của các công nghệ kỹ thuật số nhằm tăng cường và đổi mới giáo dục. Khung này đưa ra thuật ngữ “công nghệ kỹ thuật số” (digital technologies) bao gồm các thiết bị kỹ thuật số (như máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động, bảng trắng tương tác, TV, máy chiếu, máy ảnh), các tài nguyên kỹ thuật số và dữ liệu (như Thông tin trực tuyến, trang web, nền tảng; Nội dung đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video); Tài liệu học tập; (Trực tuyến) trò chơi, câu đố; Phần mềm, ứng dụng, chương trình giáo dục; Mơi trường học tập ảo; Mạng xã hội). Khung DigCompEdu phân biệt sáu lĩnh vực khác nhau trong đó năng lực kỹ thuật số các nhà giáo dục được thể hiện với tổng số 22 năng lực (Hình 1.2). Sáu lĩnh vực này tập trung vào những khía cạnh khác nhau của các hoạt động chuyên mơn của nhà giáo dục.

Hình 1.2. Khung châu Âu về năng lực kỹ thuật số của các nhà giáo dục

Mơ hình tiến trình phát triển năng lực được đề xuất nhằm giúp các nhà giáo dục hiểu được điểm mạnh và điểm yếu cá nhân của họ, bằng cách mô tả các giai đoạn hoặc mức độ phát triển năng lực kỹ thuật số. Để dễ tham khảo, các giai đoạn năng lực này được liên kết với sáu mức độ thành thạo được sử dụng bởi Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR), từ A1 đến C2 với các cấp từ thấp đến cao: Người mới (A1), Nhà khám phá (A2), Người tích hợp (B1), Chuyên gia (B2), Lãnh đạo (C1) và Người tiên phong (C2). (tham khảo ví dụ tại Phụ lục)

Australia

Chuẩn NNGV Australia bao gồm 07 tiêu chuẩn liên quan đến ba khía cạnh của giảng dạy: Kiến thức chuyên môn, thực hành chuyên môn và cam kết chun mơn. Từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn được mô tả cụ thể ở bốn giai đoạn nghề nghiệp chuyên mơn từ Tốt nghiệp, Thành thạo, Hồn thành tốt đến Dẫn đầu sẽ hỗ trợ GV xác định khả năng hiện tại và đang phát triển của họ, các nguyện vọng và thành tích chun mơn để có sự cải tiến phù hợp. Yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy và học được đề cập trong tiêu chuẩn 2 và 4. Tiêu chuẩn 2 – “Biết nội dung và cách dạy” thuộc nội dung kiến thức chuyên môn, đã mô tả cách ứng dụng CNTT để giảng dạy, từ giai đoạn GV mới tốt nghiệp (Thực hiện các chiến lược giảng dạy sử dụng CNTT để mở rộng cơ hội học tập cho người học) đến Dẫn đầu (Dẫn dắt và hỗ trợ các đồng nghiệp trong trường lựa chọn và sử dụng CNTT với các chiến lược giảng dạy hiệu quả để mở rộng cơ hội học tập và nội dung kiến thức cho tất cả HS). Tiêu chuẩn 4 - nội dung thực hành chuyên môn quy định cách sử dụng ICT an tồn, trách nhiệm và có đạo đức để xây dựng và duy trì mơi trường học tập an toàn, hỗ trợ người học. Ở mức độ cao nhất, GV cần xem xét hoặc thực hiện được các chính sách và chiến lược mới để đảm bảo việc sử dụng CNTT trong học tập và giảng dạy sao cho an tồn, trách nhiệm và có đạo đức (tham khảo tại Phụ lục).

Yêu cầu về ứng dụng CNTT là tiêu chuẩn bắt buộc đối với năng lực GV tại Australia và GV muốn thăng chức phải đạt được những tiêu chuẩn này. Tại đây, họ cũng có hệ thống đánh giá quốc gia về năng lực GV, thông qua minh chứng, sự giới thiệu từ trường học/nơi làm việc, lượt truy cập trang web, quan sát, thảo luận chun mơn (dành cho GV chính có thành tích cao). Bằng chứng phải đến từ nhiều nguồn và

bao gồm tối thiểu: dữ liệu cho thấy tác động đến kết quả của học sinh, thông tin dựa trên quan sát trực tiếp của việc giảng dạy, bằng chứng hợp tác với các đồng nghiệp.

Châu Á

Ở Châu Á, một nghiên cứu đánh giá tiêu chuẩn năng lực CNTT quốc gia dành cho giáo viên đã được tiến hành vào năm 2013 bởi Jonghwi Park, với sự tham gia của 10 nước Asean và 6 nước Đơng Á và Thái Bình Dương (Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, New Zealand và Hàn Quốc). Nghiên cứu đã cho thấy 07 nước (Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) có hệ thống tiêu chuẩn độc lập dành cho năng lực CNTT của GV, 03 nước (Malaysia, Úc, New Zealand) tích hợp vào Chuẩn năng lực GV nói chung và 01 nước (Mơng Cổ) đang phát triển tiêu chuẩn đối với năng lực CNTT của GV. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến đó là Hàn Quốc và Singapore.

Tiêu chuẩn năng lực CNTT quốc gia dành cho GV Hàn Quốc liên quan đến các nội dung: Thu thập thơng tin; Phân tích và xử lý thơng tin; Chuyển và trao đổi thông tin; Đạo đức thông tin & bảo mật. Bao phủ bốn nội dung này là 15 tiêu chuẩn, được khái quát ở bảng sau:

Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn năng lực CNTT dành cho GV Hàn Quốc

Nội dung Tiêu chuẩn

Thu thập thông tin Xác định vị trí, truy cập và đọc thơng tin, Thu thập và đánh giá thông tin,

Lưu trữ và quản lý thơng tin.

Phân tích và xử lý thơng tin Sản xuất, chỉnh sửa và xử lý văn bản, Xử lý và phân tích tài liệu bảng tính,

Sản xuất và chỉnh sửa tài liệu đa phương tiện, Sản xuất và chỉnh sửa tài liệu thuyết trình, Sử dụng và quản lý hệ thống NEIS.

Chuyển và trao đổi thơng tin Trình bày và chuyển thơng tin, Truyền thông và trao đổi.

Đạo đức thông tin & bảo mật Hiểu biết về xã hội thông tin,

Ngăn chặn phân phối vật liệu có hại, Bảo vệ sở hữu trí tuệ,

Nội dung Tiêu chuẩn

Giữ nghi thức mạng.

Ở Hàn Quốc bằng cấp liên quan đến tiêu chuẩn CNTT là bắt buộc với GV. Họ cũng có chương trình phát triển nghề nghiệp quốc gia theo tiêu chuẩn đào tạo được thiết kế dựa trên khung ISST, cũng như hệ thống đánh giá quốc gia về năng lực GV. Sau khi GV hồn thành khóa học phát triển nghề nghiệp, họ sẽ nhận được chứng nhận, điều này giúp họ tăng cơ hội việc làm.

Singapore đã nhận thấy tiềm năng của CNTT như một yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ngay từ cuối những năm 1970 (Chia và Lim 2003; Wong 2001). Từ những năm 1980, Singapore đã xây dựng và thực hiện các kế hoạch tổng thể về CNTT cấp quốc gia, tạo ra sự phát triển nhân lực về CNTT, tăng cường nhận thức, hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về CNTT. Singapore là quốc gia ASEAN đầu tiên xây dựng, thực hiện và cải tiến kế hoạch chi tiết quốc gia 05 năm một lần cho việc sử dụng CNTT trong lớp học. Quốc gia này đã trải qua ba lần cải cách Kế hoạch tổng thể về CNTT trong giáo dục: Lần thứ 1 (Master-plan 1) là vào năm 1997, đây là giai đoạn Xây dựng nền tảng (Building the Foundation); giai đoạn 2 (Master-plan 2) vào năm 2003 được gọi là giai đoạn Đổi mới gieo hạt (Seeding Innovation); năm 2009 (Master-plan 3) là giai đoạn Tăng cường và nhân rộng (Strengthening and Scaling). Kế hoạch tổng thể này của Singapore nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển CNTT cho GV và xác định ba mục tiêu: 1) để đào tạo mọi GV sử dụng CNTT cho giảng dạy; 2) để trang bị cho GV thực tập các kỹ năng cốt lõi trong giảng dạy với CNTT; và 3) liên quan đến các tổ chức của các đối tác học tập và công nghiệp cao hơn trong các trường học. Theo Kế hoạch tổng thể CNTT này, Viện Giáo dục Quốc gia (National Institute of Education - NIE), là cơ sở đào tạo giáo sinh (pre-service teacher) duy nhất tại Singapore, được giao nhiệm vụ tích hợp CNTT vào các chương trình đào tạo GV ban đầu. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên quốc gia của Singapore, cụ thể là mơ hình V3SK dành cho các giáo sinh mới tốt nghiệp, GV thử việc cũng nêu rõ các kỹ năng công nghệ (Technology Skills) là kỹ năng bắt buộc đối với việc phát triển chuyên môn nghề nghiệp GV Singapore thế kỷ 21. Singapore cũng có các khóa phát triển nghề nghiệp để hỗ trợ về CNTT khi GV, các

cơ sở đào tạo GV có nhu cầu. Tất cả những nỗ lực trên nhằm đưa người Singapore trở thành những “học sinh phát triển năng lực học tập tự định hướng và hợp tác thông qua việc sử dụng hiệu quả CNTT, cũng như trở thành người dùng CNTT sáng suốt và có trách nhiệm”.

1.3.2. Ở Việt Nam

1.3.2.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông ở Việt Nam

Giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Và bất kì đất nước nào chú trọng giáo dục, đều hiểu chất lượng GV là yếu tố cốt lõi quyết định mục tiêu giáo dục đề ra có đạt được hay khơng. Một số quốc gia đưa ra Chuẩn NNGV, một số khác lại đưa ra Khung năng lực nghề nghiệp dành cho GV. Dù được gọi bằng cách nào, thì cách tiếp cận chung hiện nay đều hướng đến việc nâng cao năng lực đội ngũ GV để những GV nói riêng, nhà giáo dục nói chung căn cứ trên đó tự đánh giá, cải thiện bản thân bằng những điều chỉnh phù hợp tác động đến đúng khía cạnh họ cần cải tiến. Cho đến nay nước ta đã hai lần ban hành Chuẩn NNGV, năm 2009 (Thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT) và 2018 (Thông tư 20/2018/TT-BGD&ĐT). Đề tài này tập trung xem xét Chuẩn NNGV CSGDPT ban hành năm 2018, sau đây gọi tắt là Chuẩn NNGV 2018.

a/ Mục đích ban hành Chuẩn:

(i) Làm căn cứ để GV CSGDPT tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

(ii) Làm căn cứ để CSGDPT đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành giáo dục.

(iii) Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GV CSGDPT; lựa chọn, sử dụng đội ngũ GV CSGDPT cốt cán.

(iv) Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV CSGDPT. [38; Điều 2, Chương I, tr.2]

b/ Nội dung Chuẩn: Theo Thông tư 20/2018/TT-BGD&ĐT ban hành ngày

22/08/2018, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông được xây dựng với 05 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, cụ thể:

Bảng 1.2. Nội dung Chuẩn NNGV theo Thông tư 20/2018/TT-BGD&ĐT

Tiêu chuẩn Tiêu chí đánh giá

Tiêu chuẩn 1: Phẩm

chất nhà giáo

- Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo - Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo

Tiêu chuẩn 2: Phát triển

chuyên mơn nghiệp vụ

- Tiêu chí 3. Phát triển chun mơn bản thân

- Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh

Tiêu chuẩn 3: Xây dựng

mơi trường giáo dục

- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường

- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường - Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4: Phát triển

mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

- Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan - Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

- Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng

ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

- Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc - Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Mỗi tiêu chuẩn gồm các tiêu chí cụ thể liên quan và từng tiêu chí được đánh giá theo 4 mức độ: Chưa đạt – Đạt – Khá – Tốt. Cụ thể: Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục HS theo quy định; Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao; Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến HS, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của HS trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của CSGDPT và phát triển giáo dục địa phương.

Kết quả đánh giá được xem xét dựa trên số lượng các tiêu chí đạt các mức cụ thể, thay vì tính bằng điểm số như Chuẩn NNGV cũ theo Thông tư 30/2009/ TT- BGD&ĐT. GV được đánh giá theo bốn mức là mức tốt, mức khá, mức đạt, và chưa

đạt Chuẩn nghề nghiệp. Trong đó, đạt chuẩn nghề nghiệp GV ở mức tốt tức là có tất

cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 về Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đạt mức tốt; và Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên là có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó). Bộ GD&ĐT cũng ban hành cơng văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD, trong đó có gợi ý về minh chứng và biểu mẫu hỗ trợ việc đánh giá GV theo Chuẩn NNGV 2018. GV cần đưa ra minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn thành phố hà nội) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)