Một số nghiên cứu về Chuẩn năng lực CNTT dành cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn thành phố hà nội) (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Một số nghiên cứu về Chuẩn năng lực CNTT dành cho giáo viên

- Chuẩn năng lực CNTT dành cho giáo viên:

Năm 2016, một nghiên cứu đánh giá về khung Chuẩn năng lực ICT cho GV do UNESCO ban hành (UNESCO ICT Competency Framework for Teachers, ICT- CFT) được tiến hành để xem xét Chuẩn này được sử dụng trên toàn cầu như thế nào. Nghiên cứu cho thấy các tiêu chí đánh giá của Chuẩn các phiên bản trước chưa có các hướng dẫn thực hiện cụ thể, và từ năm 2008 đến 2016, Khung ICT-CFT đã ảnh hưởng đến: phát triển CNTT quốc gia trong chính sách giáo dục; tạo ra các tiêu chuẩn GV quốc gia liên quan đến việc tích hợp CNTT trong giáo dục; xây dựng các tiêu chí

đánh giá trình độ quốc gia về năng lực CNTT của GV và phân tích các sáng kiến đào tạo; định hình về CNTT trong chương trình giáo dục; và phát triển các khóa học phát triển chuyên môn của GV [21;22; tr.15].

Jef Peeraer cùng Trần Nữ Mai Thy (2011) trong nghiên cứu phân tích chính sách về tầm nhìn và nhiệm vụ quốc gia về ứng dụng CNTT của giáo dục Việt Nam đã chỉ ra: các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT các địa phương đều khuyến khích GV áp dụng CNTT vào dạy học. Trong giai đoạn đó, kết quả cuối cùng mà ứng dụng CNTT trong giáo dục hướng tới là việc học tập điện tử (e-learning) và xây dựng, sử dụng bài giảng điện tử, nhưng lại khơng có định nghĩa rõ ràng nào về e-learning được đưa ra. Trong các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đều nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT hiệu quả trong giáo dục, nhưng lại không có câu trả lời rõ ràng về cách thức chính xác để ứng dụng CNTT cho dạy và học, dẫn tới một khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn giáo dục [54,55; tr.2]. Các nhà giáo dục cần biết chính xác CNTT sẽ được sử dụng như một công cụ dạy học như thế nào (UNESCO, 2004, tr.2). Do vậy, các tác giả cũng đề xuất những hành động cụ thể như xây dựng cơ sở vật chất, phát triển chuyên môn đội ngũ, thay đổi về phương pháp sư phạm và chương trình học, xây dựng thư viện điện tử/hệ thống bài giảng điện tử và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật để việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đạt hiệu quả rõ rệt.

- Ảnh hưởng của việc bồi dưỡng năng lực CNTT đối với sự phát triển nghề nghiệp giáo viên:

Nhiều GV ở trường THCS hiểu rằng việc sử dụng công nghệ hiệu quả trong lớp học khiến cho mức độ tham gia và thành tích của HS cao hơn (Cononiah Latrece Watson, 2015, tr.7). GV cũng phải đối mặt với nhiều trở ngại khi cố gắng sử dụng công nghệ vào lớp học của họ. Điều đó phát sinh từ tính khả thi, chi phí, tính hữu dụng và kiến thức về mặt kỹ thuật. Một số GV có cơng nghệ có sẵn trong lớp học của họ, nhưng chưa được đào tạo về cách sử dụng hiệu quả. GV nói rằng họ sẽ sử dụng công nghệ nhiều hơn và ở cấp độ nhận thức sâu hơn, nếu họ có được cung cấp kiến thức này qua một số hình thức phát triển nghề nghiệp - hướng dẫn trực tuyến, các cuộc họp hoặc hỗ trợ trực tiếp [12; tr.15].

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ về Chương trình Tăng cường đào tạo thông qua công nghệ, 86% GV cho biết họ đã tham gia vào một số hình thức của một hội thảo phát triển nghề nghiệp tập trung vào việc sử dụng công nghệ trong lớp học. Những cách phát triển nghề nghiệp này chú trọng vào các công nghệ hỗ trợ đánh giá chấm điểm, giúp HS trong q trình học Tốn, phát triển chương trình giảng dạy cho GV và giúp dạy các khái niệm khác nhau theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù vậy, 52% GV cho biết họ cần được đào tạo nhiều hơn về tích hợp cơng nghệ trong hướng dẫn. GV cũng quan tâm đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp để giúp HS học Toán ở cấp độ cao hơn (Cononiah Latrece Watson, 2015, tr.29).

Một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Chương trình ICTE – chương trình quốc gia với mục đích chuẩn bị cho các GV Jordan sử dụng CNTT trong giáo dục – được thực hiện tại trường Đại học Jordan, Ả Rập (2016) đã chỉ ra những thay đổi trong niềm tin và thực tiễn hoạt động của GV đối với việc tích hợp CNTT trong dạy học. Kết quả cho thấy: Có sự gia tăng ngay lập tức cường độ áp dụng CNTT trong công việc hàng ngày của GV, bao gồm tăng hiệu quả trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị công việc do sự hợp tác nhiều hơn giữa các giáo viên. GV có thái độ tích cực đối với CNTT và tăng đáng kể niềm tin của họ trong việc sử dụng CNTT. Quan hệ với HS đã được cải thiện đáng kể. Sau khi họ tích hợp những gì đã học được trong chương trình ICTE, nhiều GV đã báo cáo rằng HS có thể xử lý các bài tập phức tạp hơn và thực hiện nhiều các kỹ năng bậc cao hơn bởi các hỗ trợ được cung cấp bởi công nghệ [1; tr.8,9].

Khảo cứu những nghiên cứu kể trên giúp tác giả khái quát được bức tranh toàn cảnh về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Toán cũng như sự cần thiết của yêu cầu về năng lực CNTT trong Chuẩn NNGV. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cũng như mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học của GV nói chung, GV Tốn nói riêng, là nguồn tham khảo hữu ích cho tác giả trong việc xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu này. Cũng qua khảo cứu này tác giả phát hiện việc nghiên cứu ảnh hưởng của yêu cầu Chuẩn NNGV đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán của GV THCS chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn thành phố hà nội) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)