CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Đánh giá – Tự đánh giá
1.2.1.1. Đánh giá
Có nhiều quan niệm khác nhau về định nghĩa đánh giá.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “đánh giá là nhận định giá trị” (Hoàng Phê chủ biên, 1998, tr.56).
Nguyễn Đức Chính cùng cộng sự (2011) cho rằng “đánh giá là quá trình thu
thập và xử lý thơng tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào” (tr.2).
Hay “đánh giá là q trình thu thập và xử lí thơng tin một cách hệ thống để
đưa ra các quyết định” [47; tr.3].
Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá có nhiều cấp độ và loại hình tùy thuộc vào mục đích sử dụng thơng tin thu nhận được. Ví dụ, đánh giá người học là q trình thu thập thơng tin để đưa ra những quyết định giáo dục liên quan tới người học, để phản hồi cho người học về sự tiến bộ, những điểm mạnh và điểm tồn tại trong học tập của họ, để đưa ra phán quyết về hiệu quả của công tác giảng dạy và sự phù hợp của chương trình đào tạo, và cuối cùng là để cung cấp thơng tin xây dựng chính sách (AFT, NCME, NEA1, 1990).
Như vậy, có thể hiểu rằng: đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lí thơng tin một cách có hệ thống nhằm đưa ra những nhận định về mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra, từ đó làm cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính. Đánh giá ln được thực hiện theo một tiêu chuẩn, mục tiêu hoặc tiêu chí.
1.2.1.2. Tự đánh giá
Ở cấp độ cá nhân, tự đánh giá được định nghĩa là “sự tham gia của người học
trong việc đưa ra đánh giá về thành tích và kết quả học tập của họ” (Boud &
1 American Federation of Teachers (AFT), National Council for Educational Measurement (NCME), National
Falchikov, 1989, tr.56), là một cách tiếp cận có giá trị để hỗ trợ việc học của người học, đặc biệt là khi được sử dụng mang tính hình thành.
Andrade và Du (2007) đưa ra một định nghĩa hữu ích về tự đánh giá, tập trung vào việc học tập có thể thúc đẩy: Tự đánh giá là “một q trình đánh giá q trình
trong đó người học phản ánh và đánh giá chất lượng công việc và việc học của họ, đánh giá mức độ mà họ phản ánh các mục tiêu hoặc tiêu chí đã nêu rõ ràng, xác định điểm mạnh và điểm yếu trong công việc của họ và sửa đổi cho phù hợp” (tr.112).
Tự đánh giá không chỉ dành cho người học, mà bản thân người dạy cũng cần thường xuyên tự đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn nhất định. Tự đánh giá hỗ trợ việc học của mỗi cá nhân và là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có để phát triển nghề nghiệp trong tương lai và học tập suốt đời, vì nó phát triển năng lực của họ để trở thành người đánh giá việc học.