Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 48)

1.5. Quản lý hoạt động dạy học của trung tâm Giáo dục thường xuyên

1.5.3. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập

1. Trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Học viên học tại trung tâm giáo dục thường xuyên theo các chương trình học khác nhau, khi học hết chương trình được kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo quy định sau:

a. Đối với chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ thường xuyên;

b. Học viên học tại trung tâm giáo dục thường xuyên học xong chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ thì được dự kiểm tra, nếu yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên tương ứng với chương trình đã học;

c. Học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì

được trưởng phịng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thơng có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

d. Căn cứ quy định về liên kết đào tạo, học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên lất bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thi được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, hiệu trưởng trường cáo đẳng, hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp;

đ. Căn cứ quy định về liên kết đào tạo, học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, hiệu trưởng trường đại học cấp bằng cao đẳng, đại học.

Kết luận Chƣơng 1

Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở TTGDTX và nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc, Phó giám đốc TTGDTX cho phép rút ra những điểm cơ bản sau:

- Quản lý là các tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực và phối hợp mọi nỗ lực của cá nhân để đưa tổ chức đến mục tiêu đã xây dựng.

- Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực và phối hợp những nỗ lực của cán bộ giáo viên

và học viên để phát triển sự nghiệp giáo dục theo mục tiêu, quan điểm của Đảng.

- Quản lý TTGDTX là hoạt động thực hiện trên cơ sở những quy luật chung về quản lý giáo dục đồng thời có những nét đặc thù riêng của TTGDTX.

- Hoạt động dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.

- Quản lý hoạt động dạy học của Ban Giám đốc TTGDTX là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động của Ban Giám đốc. Trên cơ sở lý luận trên công việc quản lý hoạt động dạy học của Ban Giám đốc TTGDTX được được gộp thành 4 nội dung chính sau để tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp:

+ Quản lý giờ dạy trên lớp.

+ Quản lý thực hiện chương trình giảng dạy. + Quản lý giáo việc soạn bài, chuẩn bị bài.

+ Quản lý công tác bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN HUYỆN VĂN LÃNG,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)