Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới cải tiến phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 84)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm Giáo

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới cải tiến phương pháp dạy học

3.2.2.1. Mục đích

Để học viên có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng các kiến thức trong mọi tình huống cụ thể.

Khơi dậy và kích thích động cơ học tập của học viên, từng bước hình thành phong cách học tập mới, học viên tích cực nỗ lực, chủ động suy nghĩ tìm tịi sáng tạo, say mê trong học tập, có chí vươn lên.

Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệm vụ sư phạm. Từ đó có năng lực quản lý điều khiển giờ học theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, sao cho hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng. Trong giờ học trò được hoạt động thầy kiểm soát được các hoạt động của trò, trò cũng biết tự đánh giá điều chỉnh hoạt động của mình, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy và kết quả học tập của học viên.

Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy được vai trị chủ động tích cực của học viên, tính tự giác, tính chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với đặc điểm của môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

* Lập kế hoạch

Cần phải có kế hoạch, chương trình về việc cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy trong kế hoạch hàng năm của Trung tâm. Nên cần có kế hoạch cụ thể trong sự phát triển lâu dàu của Trung tâm.

- Xây dựng kế hoạch từng tháng, từng học kỳ và cả năm học qua các hoạt động. + Bồi dưỡng giáo viên (qua tự học, tự rèn luyện, qua chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên).

+ Xây dựng các giờ chuẩn, giờ dạy mẫu, lên kế hoạch dự giờ thao giảng theo cụm Trung tâm, mời các giám khảo để đánh giá là chuyên viên Sở, giáo viên THPT, để nhận xét xếp loại cho khách quan.

+ Xây dựng kế hoạch hội giảng cấp Trung tâm.

+ Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi GDTX cấp THPT.

* Triển khai kế hoạch

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là một trong những cơng việc khó và phức tạp. Để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả, đạt chất

lượng trước trước hết phải làm cho đội ngũ giáo viên ý thức được rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo xu thế đổi mới là một điều tất yếu (phải quán triệt tư tưởng cho cán bộ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học trước yêu cầu mới).

Chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề có ý nghĩa mấu chốt, bởi đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm của việc nâng cao chất lượng dạy họ, thì trong việc đổi mới phương pháp dạy học yếu tố con người có vai trị quan trọng trước hết người giáo viên phải ý thức sâu sắc được sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học thì điều đó mới được thực hiện và thực hiện một cách nghiêm túc. Trong điều kiện hiện nay khi các thành tựu khoa học chuyên ngành ngày càng đạt được nhiều hơn, khi việc nghiên cứu giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, gặt hái được nhiều thành tựu, thì người giáo viên với trình độ chun mơn vững vàng, với sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố có tính quyết định.

Để biện pháp này có hiệu quả, lãnh đạo Trung tâm cần yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình giảng dạy tồn cấp với những thay đổi bổ sung của chương trình mới.

Đưa vào kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn vấn đề tổ chức các hội thảo về việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học, từng kiểu bài, dạng bài cụ thể để phù hợp với đối tượng học viên bổ túc.

Tìm cách khắc phục những nhược điểm và đề xuất các phương pháp tích cực, khai thác triệt để các ưu điểm của các phương pháp khi sử dụng trong dạy học.

Tổ chức thực hiện, phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt" đăng ký nhiều giờ thao giảng, giờ dạy tốt. Phát huy vai trị của nhóm chun mơn, dự giờ rút kinh nghiệm đánh giá giờ dạy. Tổ chức hội thi giáo viên cấp Trung tâm , tạo động cơ, xây dựng bầu khơng khí tích cực, nghiêm túc, tự giác sơi nổi bước vào phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học sát với đối tượng.

* Chỉ đạo thực hiện

Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trước hết phải quan tâm đến việc chỉ đạo. Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, đặc biệt là kiến thức chuyên môn và các phương pháp giảng dạy.

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học như: tài liệu sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, phịng thí nghiệm…

Tăng cường hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (xây dựng hệ thống câu hỏi hớp lý, lơ gíc nhằm làm cho học viên tiếp thu dễ dàng không thụ động).

Hệ thống câu hỏi không chỉ phải đảm bảo yêu cầu; khắc sâu kiến thức trọng tâm, phát huy được trí lực của học viên đồng thời gợi mở cho các em nhưng hướng suy nghĩ mới để đạt được mục tiêu: Vừa cung cấp kiến thức vừa rèn luyện khả năng tư duy cho học viên.

Sử dụng và khai thác triệt để đồng dùng thí nghiệm có trong phịng nghiệm, đồng thời phát động phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng bài, từng bộ môn. Cải thiện phương pháp học của học viên, tăng cường kiểm tra hoạt động nhận thức của học viên. Đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với học viên.

* Kiểm tra đánh giá

Sau mỗi đợt thi đua, mỗi đợt hội giảng đều có họp rút kinh nghiệm, phân tích cái được, những mặt cịn tồn tại sau mỗi giờ giảng thi trong tổ, nhóm.

Ban giám đốc kiểm tra qua hình thức dự giờ đột xuất, hay dự các giờ thao giảng để từ đó có các kết luận kịp thời điều chỉnh uốn nắn đóng góp ý kiến cho giờ thao giảng. Cuối năm học tổ chức viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đánh giá, nhận xét nghiệm thu qua hội đồng khoa học của Trung tâm theo đề tài đăng ký đầu năm của các giáo viên. Sau khi kiểm tra đánh giá có tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, động viên khen thưởng kịp thời các giờ dạy hay, các giáo viên đạt xuất sắc trong hội thi.

Tóm lại: Việc đổi mới cải tiến phương pháp dạy học trong nhà trường là một cơng việc rất khó khăn, phức tạp nhưng nếu làm được nó sẽ có tác dụng mang tính quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm. Thực tế qua việc đổi mới cải tiến phương pháp dạy học số giáo viên giỏi cấp Trung tâm ngày càng đạt nhiều giờ tốt trong các đợt thi đua.

Như vậy: từ kết quả này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là một biện pháp quan trọng mà người lãnh đạo Trung tâm cần chú trọng để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 84)