Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 75)

của Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng - Lạng Sơn phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

3.1.1. Bảo đảm tính khoa học

Các biện pháp quản lý đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, về khoa học QLGD, đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Phải phản ánh khách quan quá trình quản lý của Giám đốc trung tâm, phù hợp với các đối tượng và các quy luật của q trình giáo dục.

Tính khoa học được thể hiệnowr sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm phải lơgic, vững vàng và tính hiệu quả cao. Những vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1 chính là căn cứ khoa học nghiêm túc để hình thành các biện pháp quản lý được đề xuất.

3.1.2. Đảm bảo tính cần thiết, khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong công việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản lý (lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đẩm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.1.3. Đảm bảo tính lý luận, thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với định chế giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển

của giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những nội dung cấp bách cần phải tập trung giải quyết. Các biện pháp quản lý của nhà quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học đỏi hỏi nhà quản lý phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp địi hỏi phải tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của đơn vị, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất những biện pháp mới phải kế thừa cái có sẵn, đồng thời điều chỉnh bổ sung, phát triển và làm cho các biện pháp đó liên tục phát triển và hoàn thiện.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng - Lạng Sơn

3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học

3.2.1.1. Mục đích

Xây dựng nề nếp ở Trung tâm nhằm thực hiện quy chế dạy học do Bộ giáo dục ban hành, ln củng cố giữ gìn nề nếp kỷ cương trong dạy học.

Thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm. Đó là các quy định về nội dung làm việc quy định về nếp nếp chuyên môn, vận dụng vào thực tế đơn vị giúp cho cán bộ giáo viên hồn thành tốt u cầu cơng việc, quản lý trên lĩnh vực dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả những văn bản chung đã ban hành.

Ngoài việc thực hiện những quy định chung Trung tâm xác lập thêm một số nội quy, quy chế làm việc cho phù hợp với tình hình thực tế đơn vị, góp phần thực hiện mục tiêu chung.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

Đầu năm học, lãnh đạo Trung tâm GDTX lên kế hoạch về việc xây dựng nề nếp hoạt động của Trung tâm, trước hết:

Tổng hợp các văn bản pháp quy của Bộ về quy định, quy chế chung về dạy học, (quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm GDTX, điều lệ trường học, mục tiêu đào tạo, hồ sơ giảng dạy, quy định khen thưởng, kỷ luật, xét duyệt lên lớp, các tiêu chí…)

Chắt lọc các phần có liên quan đến nề nếp giảng dạy, cụ thể hoá chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đã được ghi trong văn bản, đề ra những yêu cầu cần thực hiện đối với cán bộ giáo viên và học viên.

Trên cơ sở các quy định chung, xây dựng quy định riêng của đơn vị với các tiêu chí cụ thể, để đánh giá thi đua cho chính xác cơng bằng, dân chủ.

Để lập được kế hoạch lãnh đạo Trung tâm phải nghiên cứu đầy đủ nội dung quy chế dạy học và phải quản lý giáo viên thực hiện quy chế của ngành một cách nghiêm túc, lấy việc quản lý nhà trường là cơ bản, từ đó xây dựng mục tiêu của kế hoạch.

Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế nền nếp dạy học. Kế hoạch cũng phải chi tiết tỉ mỉ, thì việc quản lý càng thuận lợi càng đạt hiệu quả cao.

* Triển khai kế hoạch

Để tổ chức thực hiện nội dung nền nếp dạy học ở Trung tâm, trước hết lãnh đạo Trung tâm phải tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi thảo luận và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện nền nếp ở năm trước. Các vấn đề tồn tại, yếu kém, chưa thực hiện được cần phải quán triệt lại và đề ra các biện pháp khắc phục. Các vấn đề đã thực hiện tốt phải được phát huy, nhân rộng, đồng thời tuyên dương khen thưởng kịp thời các cá nhân giáo viên, các tổ chức thực hiện tốt. Đưa nội dung thực hiện nền nếp vào phong trào thi đua hai tốt của Trung tâm. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng tháng, từng giai đoạn mà đặt ra nội dung trọng tâm của từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Để thực hiện nền nếp lãnh đạo Trung tâm cần:

Xây dựng các thang điểm đánh giá giờ dạy trên lớp, đánh giá việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp của giáo viên, việc cho điểm hoạt động lên lớp, thực hiện chương trình theo phân phối giảng dạy, sổ báo giảng, tiến độ thời gian các môn học.

Xây dựng các chỉ tiêu thực hiện nền nếp trong tập thể sư phạm.

Khi đã có các tiêu chí quy định, lãnh đạo Trung tâm tổ chức theo dõi việc thực hiện nền nếp của giáo viên qua các hoạt động lên lớp, qua hồ sơ chuyên môn của giáo viên, Ban Giám đốc chỉ đạo quản lý hồ sơ chuyên mơn ở tồn bộ đơn vị. Hồ sơ chun mơn của giáo viên bao gồm: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, giáo án, sổ điểm cá nhâ, sổ báo giảng, sổ ghi chép, sổ tích luỹ kinh nghiệm, Sổ tự học tự bồi dưỡng, ngồi ra cịn đăng kí chỉ tiêu chất lượng giảng dạy bộ môn mà đăng ký danh hiệu tập thể của lớp (lớp chủ nhiệm) với các chỉ tiêu thể hiện ở chỉ số lên lớp, chỉ số đạo đức văn hoá.

Các loại sổ sách chung: Sổ kế hoạch và chương trình hoạt động, sổ nghị quyết của Trung tâm, sổ đăng bộ, sổ ghi tên và ghi điểm của lớp, sổ đầu bài, sổ học bạ của học viên, sổ họp của các tổ, sổ thi đua của tập thể, sổ theo dõi cấp phát văn bằng chứng chỉ, sổ theo dõi công văn đi, đến, sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn.

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt trong cơ quan.

+ Nền nếp sinh hoạt hội đồng hàng tháng cần tổ chức gọn đơn giản có nội dung khoa học sao cho phát huy được tinh thần dân chủ, tính tích cực chủ động sáng tạo của giáo viên trong việc tham gia đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của buổi sinh hoạt với phương châm huy động được sức mạnh của tập thể.

Nền nếp sinh hoạt cần đổi mới theo hướng:

- Nội dung các hoạt động trong tuần trong tháng cần được ghi trên bảng ở hội đồng.

- Phần đánh giá kết quả hoạt động tuần tháng cũng cần được ghi trên bảng ở hội đồng.

Đến giờ sinh hoạt căn cứ vào nội dung đánh giá, kết quả hoạt động, mọi người đóng góp ý kiến bổ sung, trao đổi. Từ đó người lãnh đạo có thể thu thập thơng tin rút ra kết luận, điều chỉnh hoặc bổ sung, đảm bảo được tính dân chủ cơng khai.

+ Nền nếp sinh hoạt nhóm, tổ chun mơn: được tăng cường theo kế hoạch của tổ, thảo luận nội dung theo chuyên đề, trao đổi nội dung giảng dạy, nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng chuyên môn.

Thực tế việc thực hiện nền nếp sinh hoạt ở tổ chuyên môn là rất quan trọng, bởi đơn bị tổ chức là đơn vị quản lý sát sao nhất, có tính chun sâu về chuyên môn đối với giáo viên trong tổ. Nếu sinh hoạt chun mơn được thực hiện tốt, thì sẽ có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vì vậy một trong những yếu tố mà lãnh đạo Trung tâm quan tâm chính là thực hiện nền nếp sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn.

+ Xây dựng nền nếp sinh hoạt Đảng, chính quyền, cơng đồn, đồn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh nhằm phát huy sức mạnh các tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện quy chế nhà trường.

- Một trong những biện pháp cần chú ý là: xây dựng nền nếp sinh hoạt đầu giờ đối với học viên là 15 phút, đầu giờ truy bài do các chi đoàn theo dõi chéo lẫn nhau, các buổi sinh hoạt lớp do giáo viên chủ nhiệm điều khiển các buổi sinh hoạt của học viên, nếu tạo được nền nếp thì có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giờ giảng trên lớp của giáo viên và hiệu quả giáo dục. Bởi nó tạo ra một bầu khơng khí phấn khở nhưng cũng hết sức nghiêm túc, góp phần tạo tâm thế tốt cho học viên. Nó giúp học viên hiểu nhau, gắn bó với nhau, gắn bó với trường lớp hơn. Điều đó sẽ là một yếu tố tạo động cơ học tập tốt cho học viên.

* Chỉ đạo thực hiện

Để chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác duy trì nền nếp, lãnh đạo Trung tâm cần có sự phân cơng giao trách nhiệm rõ ràng cụ thể trong đơn vị.

- Giao cho tổ chuyên môn quản lý ngày giờ công, tiến độ giảng dạy của giáo viên, xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ, nhóm theo nội dung chuyên đề.

- Giao cho tổ chủ nhiệm đánh giá hoạt động, nền nếp của các tập thể lớp. Hàng tuần, hàng tháng có sơ kết đánh giá kết quả thi đua thực hiện nền nếp của giáo viên và học viên ở Trung tâm. Kết quả thi đua của giáo viên được nhận xét đánh giá vào các buổi họp hội đồng sư phạm, kết quả thi đua của học viên và giáo viên chủ nhiệm được đánh giá nhận xét vào giờ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần.

* Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra toàn diện tất cả các hoạt động nền nếp nói trên:

- Kiểm tra theo kế hoạch đầu năm đề ra, kết hợp với kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất (để có kết luận chính xác và uốn nắn kịp thời).

- Kết hợp sự kiểm tra của Ban Giám đốc, tổ chun mơn và của Đồn TN cơng đồn.

- Tuỳ vào tính chất mức độ của Trung tâm trong từng giai đoạn mà xác định trọng tâm mà kiểm tra trong từng đợt.

- Qua kiểm tra đều có kết luận và rút kinh nghiệm đánh giá kết quả việc xây dựng nền nếp dạy học.

- Việc đánh giá kết quả thực hiện nền nếp được kết hợp vào cùng với việc đánh giá các đợt thi đua, có tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời. Ví dụ: Vào đợt kỷ niệm 20/11, kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3; kỷ niệm giải phóng Miền Nam 30/4…

- Qua mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ đều có kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm để từ đó có các biện pháp chỉ đạo sát sao hơn, thiết thực hơn, phù hợp với thực tiễn hơn và đặc biệt có tác dụng giáo dục thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt".

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới cải tiến phương pháp dạy học

3.2.2.1. Mục đích

Để học viên có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng các kiến thức trong mọi tình huống cụ thể.

Khơi dậy và kích thích động cơ học tập của học viên, từng bước hình thành phong cách học tập mới, học viên tích cực nỗ lực, chủ động suy nghĩ tìm tịi sáng tạo, say mê trong học tập, có chí vươn lên.

Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệm vụ sư phạm. Từ đó có năng lực quản lý điều khiển giờ học theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, sao cho hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng. Trong giờ học trò được hoạt động thầy kiểm sốt được các hoạt động của trị, trò cũng biết tự đánh giá điều chỉnh hoạt động của mình, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy và kết quả học tập của học viên.

Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy được vai trị chủ động tích cực của học viên, tính tự giác, tính chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với đặc điểm của môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

* Lập kế hoạch

Cần phải có kế hoạch, chương trình về việc cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy trong kế hoạch hàng năm của Trung tâm. Nên cần có kế hoạch cụ thể trong sự phát triển lâu dàu của Trung tâm.

- Xây dựng kế hoạch từng tháng, từng học kỳ và cả năm học qua các hoạt động. + Bồi dưỡng giáo viên (qua tự học, tự rèn luyện, qua chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên).

+ Xây dựng các giờ chuẩn, giờ dạy mẫu, lên kế hoạch dự giờ thao giảng theo cụm Trung tâm, mời các giám khảo để đánh giá là chuyên viên Sở, giáo viên THPT, để nhận xét xếp loại cho khách quan.

+ Xây dựng kế hoạch hội giảng cấp Trung tâm.

+ Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi GDTX cấp THPT.

* Triển khai kế hoạch

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là một trong những cơng việc khó và phức tạp. Để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả, đạt chất

lượng trước trước hết phải làm cho đội ngũ giáo viên ý thức được rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo xu thế đổi mới là một điều tất yếu (phải quán triệt tư tưởng cho cán bộ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học trước yêu cầu mới).

Chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề có ý nghĩa mấu chốt, bởi đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm của việc nâng cao chất lượng dạy họ, thì trong việc đổi mới phương pháp dạy học yếu tố con người có vai trị quan trọng trước hết người giáo viên phải ý thức sâu sắc được sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học thì điều đó mới được thực hiện và thực hiện một cách nghiêm túc. Trong điều kiện hiện nay khi các thành tựu khoa học chuyên ngành ngày càng đạt được nhiều hơn, khi việc nghiên cứu giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, gặt hái được nhiều thành tựu, thì người giáo viên với trình độ chun mơn vững vàng, với sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố có tính quyết định.

Để biện pháp này có hiệu quả, lãnh đạo Trung tâm cần yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình giảng dạy tồn cấp với những thay đổi bổ sung của chương trình mới.

Đưa vào kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn vấn đề tổ chức các hội thảo về việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học, từng kiểu bài, dạng bài cụ thể để phù hợp với đối tượng học viên bổ túc.

Tìm cách khắc phục những nhược điểm và đề xuất các phương pháp tích cực, khai thác triệt để các ưu điểm của các phương pháp khi sử dụng trong dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 75)