Vài nét về kinh tế xã hội và hoạt động dạy học ở huyện Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 48)

2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội và hoạt động dạy học ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng đơng bắc, cửa ngõ phía Bắc của nước ta, có vị trí địa lý kinh tế và chính trị quan trọng.

Văn Lãng là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, tiếp giáp với huyện Văn Quan, Cao Lộc, Tràng Định, Bình Gia, Bằng Tường (Trung Quốc). Tại Văn Lãng có 4 dân tộc chính sinh sống là Kinh, Tày, Nùng và Hoa. Tổng dân số là 56.276 người (2013), tỷ lệ người dân tộc là 94,2%. Diện tích tự nhiên là 56.330,46 hécta. Huyện có 19 xã (Tân Việt, Trùng Quán, Trùng Khánh, Thuỵ Hùng, Thanh Long, Nam La, Hội Hoan, Gia Miễn, Bắc La, Tân Tác, Tân Lang, An Hùng, Thành Hoà, Hoàng Việt, Tân Thanh, Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái, Nhạc Kỳ) và 1 thị trấn Na Sầm. Có tổng số 50 trường học, 5 cụm chợ chính là chợ Na Sầm, chợ Tân Thanh, chợ Nà Hình, chợ Hồng Văn Thụ, và chợ Hội Hoan. Huyện có chợ biên giới với Trung Quốc, nổi tiếng nhất là chợ cửa khẩu Tân Thanh. Huyện có ngọn núi cao là Khâu Khú thuộc xã Thanh Long, với độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển. Nơi đây là quê hương của đồng chí Hồng Văn Thụ, một nhà cách mạng Việt Nam. Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho huyện Văn Lãng phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của Tỉnh và khu vực. Đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ tại cửa khẩu và các cặp chợ đường biên giữa huyện Văn Lãng với Thị Xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Về giáo dục tồn huyện có 50 đơn vị trường trong đó Mầm non là 15; Tiểu học 20; Trung học cơ sở 13; Trung học phổ thơng 01; Giáo dục thường xun 01. Tồn Huyện đã phổ cập song giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng được 4 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng lên,

cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng cơ bản được đáp ứng… Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Huyện ln ổn định và có bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm là 113,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, song tỷ trọng giữa các nhóm ngành cịn chênh lệch cao: Ngành nông - Lâm nghiệp 51%; Ngành công nghiệp - xây dựng 20%; Ngành thương mại - dịch vụ 29%. Như vậy tỷ trọng trong ngành nông - lâm nghiệp cịn rất cao; trong khi đó tỷ trọng của 2 nhóm ngành cịn lại đạt được còn thấp. Nếu như đánh giá khách quan thì nền kinh tế phát triển với tốc độ chậm, chưa bền vững. Kết cấu hạ tầng cơ sở đã được quan tâm đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng tương đối tốt sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên so với nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Khu vực thương mại - dịch vụ có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, nên cũng đã được Huyện quân tâm đầu tư xây dựng, nhất là tại Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, các chợ trung tâm, các chợ trung tâm cụm xã. Các dịch vụ, thương mại đang có chiều hướng phát triển mạnh. Tài nguyên thiên nhiên tuy đã được đầu tư khai thác, song tiềm năng vẫn còn khá lớn, nhất là tài nguyên về đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Cùng với đó là nguồn nhân lực khá dồi dào chưa được khai thác hết. Văn hoá - xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Số hộ nghèo có chiều hướng giảm dần, các chính sách xã hội khác được quan tâm, các tệ nạn xã hội tiếp tục được đẩy lùi.

2.2. Thực trạng giáo dục của Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

2.2.1. Một số nét về Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn được thành lập từ tháng 8 năm 1999 trên diện tích 5.372m2 tại xã Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (cách trung tâm huyện Văn Lãng 1km). Khi mới thành lập, đơn vị mới có 1 lãnh đạo và 3 nhân viên, đến nay Trung tâm GDTX Văn Lãng đã có những bước phát triển mới với đội ngũ là 26 cán bộ,

giáo viên, nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Trung tâm đã định hướng và xác định mục tiêu phát triển ngắn hạn và lâu dài có tác dụng thiết thực với sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm GDTX Văn Lãng đã đạt được một số kết quả nhất định, khẳng định được sự phát triển của mình. Trung tâm ln nhận được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo của Chi bộ và Phòng GDTX, Sở GD&ĐT Lạng Sơn. Trung tâm ln quan tâm đa dạng hóa các loại hình học tập, đáp ứng nhu cầu người học tập của nhân dân, đội ngũ cán bộ quản lý năng động, sáng tạo, quản lý khoa học, quan tâm tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất cho giáo viên, nhân viên. Đội ngũ đạt chuẩn trình độ đại học, nội bộ đoàn kết, cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm công tác. Học viên luôn nhận thức đúng đắn động cơ học tập và có ý thức học tập tốt. Dưới đây là quy mơ và các loại hình học tập của Trung tâm GDTX Văn Lãng những năm qua:

Bảng 2.1: Quy mơ, số lượng học sinh (Đơn vị tính: học sinh )

TT Năm học Loại hình 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Kì I 2013 - 2014 1 GDTX 230 197 162 245 155

(Nguồn:Báo cáo tổng kết Trung tâm GDTX Văn Lãng)

Trung tâm đã chủ động dạy một số nghề phổ thông cho học sinh, kết hợp cùng với Sở giao thông vân tải tỉnh Lạng Sơn tổ chức dạy lái xe mô tô và sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1.

Bảng 2.2: Kết quả dạy nghề ở Trung tâm GDTX từ năm 2010 - 2014

Năm học Số dự thi Điện Lâm sinh Tin học Xe mô tô hạng A1

2010 - 2011 1175 0 83 137 955

2011 - 2012 1087 85 0 112 890

2012 - 2013 666 0 54 52 560

2013 - 2014 845 84 0 111 650

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn những năm qua huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn những năm qua

Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng là Trung tâm cấp huyện. Hiện nay Trung tâm đang thực hiện các nhiệm vụ:

1. Tổ chức dạy văn hố bổ túc THPT cho mọi đối tượng có nhu cầu học. 2. Dạy nghề theo yêu cầu của địa phương.

3. Liên kết với các trường Trung cấp mở các lớp học tại Trung tâm với nhiều chuyên ngành.

4. Tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh nhà trường.

5. Kết hợp với Sở Giao thông Vận tải tải dạy và sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho mọi đối tượng có nhu cầu.

6. Mở các lớp dạy tin học, ngoại ngữ cho cán bộ cơng chức trên tồn huyện với chương trình A, B.

Từ khi thành lập đến nay Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp một phần đáng kể vào cơng tác đào tạo, góp phần nâng cao dân trí, tạo ra một nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT - XH của huyện nhà.

Trong những năm qua, Trung tâm đã khắc phục những khó khăn, tận dụng mọi điều kiện thuận lợi vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản.

Bảng 2.3: Kết quả dạy BTVH của Trung Tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Giai đoạn 2009 -2014)

Lớp Năm học

Tổng số Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lớp Học viên Lớp Học viên Lớp Học viên Lớp Học viên 2009 - 2010 07 230 2 68 3 90 2 72

2010 - 2011 06 197 2 59 2 55 2 83

2011 - 2012 06 162 2 49 2 55 2 58

2012 - 2013 11 221 4 85 4 82 3 54

2013 – 2014 (kì 1) 09 155 3 39 2 36 4 80

Trong những năm gần đây số lượng vẫn được ổn định. Nguyên nhân là do trình độ dân trí của nhân dân địa phương từng bước được nâng cao, nhân dân đã bắt đầu chú trọng đến việc cho con em mình theo học văn hố ở các bổ túc tại ã và cụm xã; thứ hai là do sự chỉ đạo điều phối kịp thời của Sở GD - ĐT tỉnh Lạng Sơn về việc tuyển sinh giữa các trường THPT trên địa bàn huyện; thứ ba là do công tác tham mưu đúng hướng của đơn vị trong việc đáp ứng nhu cầu chuẩn hố trình độ của đơng đảo lực lượng cán bộ cấp xã; thứ tư là do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện giảng dạy khác của đơn vị từng bước được củng cố và nâng cấp cũng thu hút được học sinh vào học. Có thể khẳng định rằng cơng tác bổ túc văn hoá của Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng đã góp phần giảm tải bậc THPT và đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân địa phương.

Những kết quả chủ yếu Giáo dục toàn diện ngày càng được đẩy mạnh, chất lượng mỗi năm ngày càng được nâng cao.

Bảng 2.4: Chất lượng hai mặt giáo dục GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

TT Chất lượng 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014(KI) 1 Hạnh kiểm Tốt 40% 50,2% 50,3% 57,3% 45.9% Khá 38,7% 39,6% 39,6% 36,0% 35% TB 16,1% 10,6% 10,2% 6,7% 18,1% 2 Học lực Khá – Giỏi 3,0% 5,1% 5,0% 15,1% 9,8% TB 65,7% 80,7% 81,0% 84,8% 88,5% Yếu 30,4% 14,2% 14,0% 0,6% 1,7%

(Nguồn: Báo cáo Trung tâm GDTX Văn Lãng)

Việc tổ chức thi giáo viên giỏi cấp tỉnh BTTHPT hàng năm đã giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cải tiến đổi mới phương pháp dạy và học.

Bảng 2.5. Kết quả thi giáo viên giỏi (GDTX) cấp Trung tâm, tỉnh Năm học Số lượng GV tham gia Kết quả Giỏi Khá TB Không đạt SL % SL % SL % SL % 2009 - 2010 5 1 20 4 80 0 0 0 0 2010 - 2011 5 0 0 5 100 0 0 0 0 2011 - 2012 4 0 0 4 100 0 0 0 0 2012 - 2013 4 2 50 2 50 0 0 0 0 2013 – 2014 5 2 40 2 40 1 20 0 0

(Nguồn: Báo cáo Trung tâm GDTX Văn Lãng)

Một trong những nguyên nhân tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ của Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng là do sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của phòng GDCN và GDTX Sở GD - ĐT tỉnh Lạng Sơn và sự phối hợp của các ban ngành, các cấp với sự tham mưu tích cực đúng hướng của ngành, từ tỉnh đến xã đều chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Sự lao động tích cực của đội ngũ Ban Giám đốc Trung tâm đặc biệt là sự nhiệt tình của các thầy cơ giáo và các em học viên ở Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

* Những tồn tại chủ yếu

- Chất lượng lên lớp của các khối tuy có tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng chưa được đồng đều giữa các khối lớp.

- Một số giáo viên còn trẻ, năng lực kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế. Do vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng chung của Trung tâm.

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy.

- Năng lực quản lý của cán bộ quản lý chưa thực sự chủ động trong công việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Công tác chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chưa có những biện pháp cải tiến hữu hiệu nên chất lượng giáo dục còn thấp.

*Nguyên nhân của những tồn tại trên là

Học sinh đa dạng nhiều thành phần, đối tượng đầu vào thấp, số đông các học viên đã bỏ học lâu, tuổi đã nhiều, học sinh chủ yếu ở vùng sâu vùng xa cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn chưa thực sự có hiệu quả.

Giáo viên chưa đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục ít có kinh nghiệm về quản lý, Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn 100% là Đại học (chưa có thạc sĩ).

Để có cơ sở đề xuất hồn thiện thêm việc quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, bản thân đã chọn chính Trung tâm đang công tác để nghiên cứu, ngồi ra tơi cịn khảo sát, điều tra đội ngũ cán bộ quản lý ở các TTGDTX thuộc tỉnh Lạng Sơn để tìm ra các biện pháp tối ưu trong công tác quản lý hoạt động dạy học.

* Khái quát về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các TTGDTX trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Tổng số cán bộ quản lý của các trung tâm là 22. Tổng số giáo viên là 291, trong đó cơ hữu 231, hợp đồng 60 cơ bản đã đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy tại các trung tâm GDTX. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên của các trung tâm đã được tham gia tập huấn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tập huấn giáo dục pháp luật, giáo dục An tồn giao thơng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tập huấn xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và kiểm tra... Ngoài ra, giáo viên các trung tâm GDTX cịn thường xun được tham gia tập huấn chun mơn do Sở tổ chức cùng giáo viên khối THPT. Hầu hết các trung tâm kiện tồn cơng tác tổ chức, quy hoạch cán bộ, GV tạo điều kiện cho GV, cán bộ nguồn phát triển để phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ phận trong trung tâm. Khuyến khích, động viên các cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy tính năng động sáng tạo.

Các Trung tâm đều thực hiện tốt công tác tuyển sinh theo chỉ đạo của Sở GD. Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phát triển GDTX theo hướng thực hiện nhiều nhiệm vụ, đa dạng các loại hình đào tạo: Thực hiện chương trình BT THPT, Đào tạo Ngoại ngữ, tin học, đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo nghề nông thôn, nghề phổ thông kết hợp với việc học văn hóa. Duy trì thực hiện cơng tác bổ túc tại xã, cụm xã. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua trong các trung tâm, tập trung chỉ đạo đa dạng hóa mơ hình hoạt động, kết hợp học văn hóa với học nghề. Đầu tư cho hoạt động chuyên môn, tiếp tục dạy chương trình bổ trợ kiến thức 3 mơn Ngữ Văn, Tốn, Hóa học cho học viên trước khi vào học chương trình lớp 10; thực hiện chương trình 70 tiết ơn tập mơn Vật lý lớp 12 ngay từ đầu năm học; tiếp tục thực hiện tăng thời lượng cho các môn học. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối trung tâm; tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy; quan tâm bồi dưỡng học viên giỏi, phụ đạo học viên yếu kém, qua đó đã duy trì được nề nếp và chất lượng dạy và học. Tiếp tục điều tra những người tốt nghiệp THCS do điều kiện gia đình khó khăn, hoặc ở xa trung tâm chưa học chương trình BT THPT, vận động số thanh thiếu niên trên đến lớp bổ túc THPT ngay tại xã hoặc cụm xã; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, các trường Trung cấp nghề trong và ngoài tỉnh mở các lớp trung cấp nghề, các lớp dạy nghề nông thôn cho học viên một số trung tâm GDTX .

Bảng 2.6. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các TTGDTX tỉnh Lạng Sơn (2013-2014)

STT Tên Trung tâm GDTX BGĐ GV NV Tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)