Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 66)

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của trung tâm Giáo

2.3.2. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Giám đốc Trung tâm GDTX đều nhận thức được: Chương trình dạy học là văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành Giáo dục - Đào tạo, tất cả các Trung tâm GDTX phải thực hiện nghiêm túc mà người trực tiếp thi hành là giáo viên, chính vì vậy giám đốc Trung tâm GDTX phải có các biện pháp quản lý giáo viên, hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình đầy đủ, đúng tiến độ. Việc quản lý chương trình phải đảm bảo sao cho:

+ Dạy đủ theo môn quy định: Ban Giám đốc phân phối quỹ thời gian từng bộ môn theo từng học kỳ để thể hiện trên thời khoá biểu. Giáo viên thực hiện giảng dạy theo số giờ đã được phân phối theo từng nội dung bài học từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Chính vì lý do đó Ban Giám đốc phải quản lý được giáo viên thực hiện đúng tiến độ, đúng bài, đúng giờ theo quy định hay không? Qua điều tra cho thấy ở các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh đều chỉ đạo bắt buộc 100% giáo viên đều phải thực hiện đầy đủ sổ báo giảng hàng tuần, lịch báo giảng của giáo viên phải đăng kí vào sáng thứ 2 hàng tuần treo

cơng khai ở phịng hội đồng. Việc xây dựng lịch báo giảng hàng tuần của giáo viên giúp cho giám đốc nắm chắc tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy thuận lợi cho việc kiểm tra hoặc dự giờ thăm lớp hoặc điều hoà tiến độ chung kế hoạch, giảng dạy các môn học cũng như các hoạt động trong nhà trường.

+ Ở Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, Ban Giám đốc Trung tâm qui định các tổ trưởng chỉ đạo giáo viên báo cáo tiến độ thực hiện chương trình các mơn học cho tổ trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng trực tiếp kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên mỗi tháng 01 lần qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng thời tổ chức cho kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn với nhau trước khi nhà trường kiểm tra. Hồ sơ kiểm tra đối với giáo viên Trung tâm GDTX bao gồm:

1- Sổ kế hoạch giảng dạy 2- Giáo án

3- Sổ dự giờ

4- Sổ điểm cá nhân 5- Sổ báo giảng

6- Sổ giáo viên chủ nhiệm lớp

7- Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Ngoài ra kiểm tra hồ sơ cá nhân hàng tuần Ban Giám đốc Trung tâm phải kiểm tra, ghi nhận xét và theo dõi giáo viên thực hiện giờ dạy qua:

1- Sổ đầu bài của lớp 2- Sổ theo dõi dạy thay

3- Sổ trực tuần của nhà trường

4- Biên bản sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn

5- Sổ điểm cái của mỗi lớp (kiểm tra theo dõi nề nếp đi học của học viên, số điểm kiểm tra các mơn học).

Thăm dị ý kiến của các Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm về biện pháp quản lý chương trình dạy học, chúng tôi đưa ra 4 biện pháp, qua điều tra thu được bảng kết quả ở bảng số 2.10 và bảng số 2.11

Bảng 2.10.: Ý kiến đánh giá của Giám đốc, Phó giám đốc về biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

TT

Biện pháp quản lý để giáo viên thực hiện chương

trình giảng dạy

Đánh giá của Giám đốc, Phó giám đốc Quan trọng Bình thường Khơng quan

trọng SL % SL % SL %

1

Yêu cầu giáo viên tự tìm hiểu để nắm vững chương trình cấp học

15 71,3 6 28,7 0 0

2

Yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình khối mình dạy

19 90 2 10 0 0

3

Tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản chương trình mới, có bổ sung, có thay đổi

19 90 2 10 0 0

4

Thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án, kế hoạch, chế độ cho điểm

16 76,2 5 23,8 0 0

Trong các biện pháp đã nêu trên thì đa số giám đốc và phó giám đốc cho rằng việc thường xuyên kiểm tra giáo án và kế hoạch giảng dạy của giáo viên là việc làm cần thiết nhất trong các biện pháp quản lý giáo viên thực hiện chương trình và 100% giáo viên ở Trung tâm GDTX đều nhất trí với quan điểm này.

Giám đốc, Phó giám đốc cho rằng giáo viên cần nắm vững chương trình của khối mình dạy và yêu cầu giáo viên tự nghiên cứu để nắm vững chương trình của cả 3 khối.

Bảng 2.11.Ý kiến của giáo viên về các biện pháp quản lý của Giám đốc thực hiện chương trình giảng dạy

TT Các biện pháp quản lý của Phó giám đốc

Nên Không nên SL % SL %

1 Yêu cầu giáo viên nắm vững

chương trình tồn cấp 18 100 0 0

2 Chỉ yêu cầu giáo viên nắm vững

chương trình khối mình dạy 18 100 0 0 3 Tổ chức trao đổi phần mới và

khó trong chương trình 18 100 0 0

4 Kiểm tra thường xuyên đột

xuất 18 100 0 0

Qua điều tra ý kiến của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy thì 100% cho rằng nên nắm vững chương trình tồn cấp. Khi giáo viên đã nắm được chương trình bộ mơn của tồn cấp bổ túc THPT thì đương nhiên giáo viên đã nhận thức được cần hình thành cho học sinh của các khối lớp trong toàn cấp. Từ đó sẽ phân loại bố trí một cách hợp lý, liên kết các kiến thức có liên quan để tổ chức ôn tập cho trọng tâm. Như vậy sẽ hình thành nên cách tổ chức dạy học và sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ mơn mình giảng dạy có hiệu quả cao.

Theo ý kiến của giáo viên, việc kiểm tra của Ban Giám đốc Trung tâm GDTX nên tiến hành thường xuyên, ý kiến này đồng nhất với ý kiến của Ban Giám đốc vì có kiểm tra thì mới nắm bắt được thực tế hoạt động dạy học, chương trình giảng dạy có đúng với kế hoạch đặt ra khơng? Nếu khơng tìm ra đúng nguyên nhân một cách kịp thời những sai lệch trong hoạt động dạy học của giáo viên để mà khắc phục thì sẽ dẫn đến những hậu quả như: dồn ép chương trình, cắt xén, đảo lộn chương trình giảng dạy, khơng đảm bảo chất lượng đào tạo, vi phạm quy chế chuyên môn, không thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)