HĐGDNGLL diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đồn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý và chủ thể học sinh. Mối quan hệ giữa người tổ chức và chủ thể HĐGDNGLL là mối quan hệ hợp tác. Người tổ chức phải là người có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng tổ chức điều hành và am hiểu về lĩnh vực tổ chức. Các lực lượng tham gia tổ chức ở vị trí khác nhau song đều phải có những hiểu biết chương trình HĐGDNGLL, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, uy tín với tập thể giáo dục.
Đối với học sinh THPT lứa tuổi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc sống, các em rất cần sự ủng hộ của thầy cơ và gia đình trong sự phát triển của cá nhân, nếu được tạo điều kiện khuyến khích hành động khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thì hoạt động của các em dễ đạt được mục tiêu. Nhận thức của các lực lượng giáo dục và chủ thể giáo dục sẽ trở thành yếu tố tích cực nếu nó phù hợp với mục tiêu hoạt động và ngược lại trở thành vật cản khi nhận thức lệch lạc. Nhận thức của các lực lượng giáo dục tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định vai trò, mục tiêu, sự cần thiết tổ chức HĐGDNGLL cũng như các biện pháp tổ chức thì hoạt động này sẽ đạt kết quả mong muốn. Học sinh- chủ thể hoạt động và tổ chức hoạt động có vai trị quyết định đến hiệu quả tổ chức HĐGDNGLL. Khó có thể đạt kết quả khi bản thân chủ thể hoạt động nhận thức khơng đầy đủ vai trị hoạt động, tham gia hoạt động thụ động, gị bó. Học sinh THPT có khả năng tự ý thức cao, có nghị lực vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu, nên khi xác định được mục tiêu HĐGDNGLL là mục tiêu phát triển con người thì các em sẽ tham gia nhiệt tình và đầu tư để thực hiện HĐGDNGLL có kết quả. Chính HĐGDNGLL phát huy được tính tích cực của mỗi con người, từ đó các em được phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ và được trưởng thành.