Hoạt động là một vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như triết học, tâm lý học, sinh lý học, xã hội học… và mỗi lĩnh vực khoa học xem xét nó ở một góc độ khác nhau. Tuy vậy, bản chất của hoạt động được thể hiện ở một số nét sau: Hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân cũng như của xã hội loài người. Hoạt động là mối quan hệ tích cực giữa con người và thế giới khách quan. Hoạt động được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ và được định hướng, điều khiển bởi sự phản ánh tâm lý. Hoạt động là sự tổng hợp của nhiều hành động có ý thức của con người nhằm hướng tới sự thỏa mãn các nhu cầu và hứng thú của con người với tư cách là chủ thể xã hội.
Hoạt động GDNGLL mang bản chất của hoạt động chung, nhưng nó có những nét đặc trưng riêng. Theo Đặng Vũ Hoạt: Hoạt động GDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động cơng ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…để giúp học sinh hình thành nhân cách [12, tr. 35-36].
Như vậy có thể nói HĐGDNGLL là một hình thức giáo dục ở trường THPT. Nó giữ vai trị quan trọng trong q trình giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng tính tự chủ, năng động sáng tạo cho học sinh. Hoạt động GDNGLL góp phần củng cố, mở rộng kiến thức đã được học trong trường lớp, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng, phát triển tình cảm, xây dựng niềm tin và hình thành nhân cách học sinh. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, tri thức khoa học thì việc rèn luyện kỹ năng sống, các kiến thức xã hội, các năng lực hoạt động khác cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục.
Để đảm bảo hiệu quả của HĐGDNGLL trong khi xây dựng chương trình cần chú ý đến những điểm sau: Xây dựng kế hoạch xuất phát từ điều kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo mục tiêu chung, nội dung chương trình do Bộ qui định. Đảm bảo tính thống nhất và liên thơng giữa các khối, trong đó tính mới mẻ và tính kế thừa cần được chú ý, tránh lập lại các hoạt động dẫn đến nhàm chán. Nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLL phải mang tính khoa học, thiết thực, có sức hút, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh. Trong HĐGDNGLL mục tiêu, đối tượng đã được chỉ rõ là các em học sinh, do vậy các hoạt động cần phát huy tính tự quản, tự chủ của học sinh. Đây là yếu tố đảm bảo sự thành cơng cho các hoạt động mà cịn là mục tiêu cần phải đạt được nhằm hoàn thiện các năng lực cần thiết cho học sinh trong đó quan trọng nhất là tính tự chủ, tự khẳng định, năng lực tổ chức của học sinh.