Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông ngô thì nhậm thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

2 Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung và hình

2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng

Việc nhận thức của lãnh đạo, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cơ bản là tốt, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ chưa nhận thức đầy đủ vai trò của HĐGDNGLL trong sự phát triển toàn diện của học sinh. Các em học

sinh là những người tổ chức thực hiện nhưng một phần các em lại chưa hiểu hết HĐGDNGLL là gì, có vai trị như thế nào trong q trình hình thành và phát triển nhân cách các em, tuy nhiên những học sinh này chủ yếu là các em học sinh đầu cấp, tâm sinh lý phát triển còn chưa vững.

Nhận thức của PHHS chưa đồng đều, việc đảm bảo kinh phí cho con em mình tham gia vào các HĐGDNGLL đối với nhiều gia đình cịn là một vấn đề khơng dễ khắc phục. Sự phối hợp với PHHS và các tổ chức xã hội chưa thực sự tốt cũng là vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng của các HĐGDNGLL.

Mặc dù được tập huấn, và đã có kế hoạch xây dựng về nội dung, chủ đề và hình thức từ đầu năm, tuy nhiên ở một số cán bộ Đồn cịn chưa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho riêng mình, chưa đáp ứng được nội dung, hình thức đổi mới của xã hội, nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

Kinh phí hoạt động, các yếu tố vật chất đảm bảo là một vấn đề các nhà tổ chức và thực hiện các HĐGDNGLL vấp phải. Trước một yêu cầu đòi hỏi cao về nội dung, hình thức tổ chức, cách thức tiến hành mà các em học sinh yêu cầu nhằm đạt hiệu quả cao các HĐGDNGLL, thì kinh phí lại q ít để tổ chức các hoạt động này. Lấy ví dụ khi tổ chức các hoạt động văn nghệ, loa đài, âm thanh, phục trang… là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình, nhưng khơng đủ kinh phí đi sắm, đi th vì vậy chất lượng chương trình giảm đi.

Những cán bộ trong nhà trường phụ trách các HĐGDNGLL tuy rằng đã có khả năng, trách nhiệm với cơng việc, tuy nhiên một số giáo viên khả năng thích ứng với sự phát triển điều kiện mới còn hạn chế, khả năng xây dựng kế hoạch cũng như trình độ quản lý cịn lỏng lẻo dẫn đến hạn chế chất lượng của các HDGDNGLL.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: Qua nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát các đối tượng về thực trạng nhận thức và thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường

THPT Ngơ Thì Nhậm, chúng tơi nhận thấy: Đội ngũ BGH, GVCN và CBĐ đã nhận thức đúng vai trò, tác dụng và hiệu quả của HĐGDNGLL trong sự phát triển toàn diện học sinh THPT. Nhận thức của học sinh và PHHS còn hạn chế hơn, các em và PHHS còn chưa hiểu rõ bản chất, vai trò của HĐGDNGLL và tác dụng của nó trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, trong việc định hướng phát triển toàn diện học sinh THPT. Vì vậy, nhà trường cần đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL của trường.

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NGƠ THÌ NHẬM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông ngô thì nhậm thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)