Được sự quan tâm đúng mức của Thành phố Hà nội, sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội về cơ sở vật chất, chất lượng cán bộ giáo viên, giáo dục phổ thơng huyện Thanh trì từng bước phát triển vững chắc, đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cán bộ giáo viên trường THPT Ngơ Thì Nhậm cũng như các trường khác đóng trên địa bàn huyện ln kế thừa và phát huy được những kết quả đã đạt được những năm trước. Qui mô giáo dục ổn định và có xu thế phát triển vững chắc, đội ngũ cán bộ giáo viên liên tục được tập huấn, đào tạo bổ xung đủ số lượng, đồng bộ về loại hình và có chất lượng cao. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh khá giỏi về học lực, tốt về đạo đức tăng, số học sinh đạt học sinh giỏi tăng về số lượng hàng năm. Tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp ổn định mức cao. Các hoạt động ngoại khóa của học sinh được nâng dần về số và chất lượng. Cơng tác quản lý có nhiều đổi mới phù hợp với tình hình trường lớp và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Thanh trì.
Các cán bộ giáo viên đều có lập trường tư tưởng vững vàng, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ khá, tâm huyết với nghề. Đội ngũ giáo viên luôn được tập huấn, đội ngũ kế cận liên tục được lựa chọn, trau dồi về đạo đức, giỏi về chun mơn và có năng lực lãnh đạo.
Tuy nhiên vẫn, cịn một số khó khăn làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng giáo dục của huyện. Đó là chất lượng học sinh đại trà không đồng đều, thiết bị dạy học còn thiếu. Một số trường cịn có những giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Một số giáo viên chưa xác định gắn bó lâu dài với trường nên
một phần ảnh hưởng đến việc định hướng phát triển cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo viên nhà trường.
Nhận thức của xã hội tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo. Chất lượng đầu vào còn thấp so với Thành phố Hà nội và chưa đồng đều giữa các trường đóng trên địa bàn huyện. Kiến thức xã hội, kiến thức về kỹ năng sống còn hạn chế và ít được chú trọng, học sinh ít được tham gia các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể nên ảnh hưởng đến kết quả giáo dục toàn diện của học sinh.
Nhận thức của phụ huynh và học sinh về nghề nghiệp còn hạn chế, thường chỉ quan tâm đến mục tiêu trước mắt là lên lớp, ít chú ý tới mục tiêu lâu dài là sự phát triển tồn diện cho học sinh, vì thế các hoạt động ngồi học tập chưa được chú ý và đầu tư thích đáng.