Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Thuyết phát triển khái niệm
1.1.4.1. Cảm giác luận duy vật
Từ Đêmôcơrit đến Bêcơn, Phơbach đều cho rằng: Thực tại khách quan đẻ ra cảm giác và cảm giác là sao chụp lại một cách trực tiếp thực tại. Như vậy, cảm giác phản ánh thực tại nột cách trực tiếp, cảm giác là nguồn gốc của mọi tri thức.
Những cảm giác được liên kết, so sánh, quy nạp hình thành những biểu tượng chung, sau đó được trừu tượng hố để nắm bản chất trừu tượng, hình thành khái niệm.
Quan điểm này có nhược điểm là từ tri giác đến khái niệm chỉ là hình thức chủ quan chứ không thay đổi nội dung của thông tin ban đầu về đối tượng. Giữa biểu tượng và khái niệm khơng có đột biến về chất. Như vậy, sự vận động của nhận thức chỉ là sự liên kết các cảm giác thành biểu tượng chung, hình thành kinh nghiệm hay còn gọi là khái niệm kinh nghiệm. Bằng con đường như trên chỉ có thể hình thành khái niệm sinh hoạt, hướng tới sự phân hạng, xếp lại các sự vật, khơng thể hình thành khái niệm khoa học.
1.1.4.2. Quan điểm duy lý duy tâm
Quan điểm này có nguồn gốc từ Platơng, chủ nghĩa duy lý của Đềcac, lôgic biện chứng của Hêghen.
Theo quan điểm này thì nhận thức cảm tính là mơ hồ, cho ta hiểu biết sai Khái niệm xuất phát Khái niệm Khái niệm
người chỉ có nhận thức lý tính mới phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng. Quan điểm này cắt đứt mối quan hệ cảm tính và lý tính.
1.1.4.3. Quan điểm biện chứng duy vật
Kế thừa sự phát triển hợp lý của hai quan điểm trên, nâng lên thành quan điểm lý luận, đó là lý luận phản ánh của Lênin và lôgic học biện chứng.
Quan điểm này, xem thực tiễn là xuất phát điểm, là tiêu chuẩn chân lý cho sự phát triển của nhận thức. Nhận thức là một quá trình vận động từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi trở về thực tiễn và được lặp lại thực tiễn ở trình độ cao hơn, khơng ngừng tiếp cận đến chân lý khách quan. Quá trình vận động này, bao gồm những khâu khác nhau về chất, nhưng lại tác động bổ sung cho nhau , đó là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính tuy chỉ phản ánh bề ngoài, trực quan, riêng lẻ, nhưng trong đó cũng có sự phản ánh bản chất, cái riêng thống nhất với cái chung. Do sự tác động bổ sung lẫn nhau mà hình thành 2 loại hình tư duy, tư duy kinh nghiệm và tư duy lý thuyết.
- Tư duy kinh nghiệm: Dựa vào quy nạp các tài liệu cảm tính. Tính chung
trừu tượng được biểu thị từ kinh nghiệm chưa có sự phân tích bản chất.
Tư duy kinh nghiệm là phương thức thu nhận dấu hiệu của sự vật, hiện tượng khách quan bằng giác quan, kết quả là cho ta biểu tượng chung về cái phổ biến một cách hình thức. Kiểu tư duy này khơng có khả năng hình thành tri thức lý luận.
- Tư duy lý thuyết: chủ yếu dựa vào sự phân tích bằng các trừu tượng, đi theo con đường diễn dịch mà kết quả là xây dựng nên các khái niệm khoa học và tạo thành hệ thống khái niệm đa dạng, biện chứng, sinh động, nhờ đó có khả năng dự đốn sự vận động, phát triển của đối tượng, là cơ sở cho khả năng hành động sáng tạo của con người.
Theo Lênin, tư duy khoa học gắn liền tư duy lý thuyết. Đặc trưng của tư duy khoa học là nhận xét đối tượng phù hợp với bản chất riêng của nó. Khái niệm khoa học là hình thức hoạt động của tư duy, nhờ đó mà tái sinh các đối tượng lý tưởng. Ở
đây, khái niệm vừa là hình thức phản ánh đối tượng, đồng thời lại là phương tiện tái sinh khái niệm bằng tư duy. Nội dung của tư duy lý thuyết là mối quan hệ khái quát của hiện tượng, tạo nên hệ thống toàn vẹn. Việc tư duy lý thuyết và tư duy kinh nghiệm dẫn ta tới phân biệt khái niệm trừu tượng và khái niệm cụ thể.
1.1.4.4. Nét chính của thuyết phát triển khái niệm trong dạy học
Sự phát triển khái niệm là cốt lõi của nội dung dạy học, thậm chí cịn được coi là động lực của nội dung dạy học, có tác dụng phát triển tư duy và giáo dục học sinh.
Các khái niệm phản ánh sự vận động và phát triển của thực tại khách quan, nên trong dạy học không thể phản ánh đầy đủ nội dung khoa học của một khái niệm, mà phải được hình thành dần dần trong quá trình phát triển và trong mối quan hệ với các khái niệm khác phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh.