Thực trạng dạy và học kiến thức khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng và chương IV sinh sản sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 28 - 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng dạy và học kiến thức khái niệm

Để tìm hiểu thực trạng dạy học khái niệm sinh học nói chung, chương I và chương IV sinh học 11 nói riêng ở THPT chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:

Chúng tôi đã sử dụng phiếu phỏng vấn để khảo sát với 38 GV Sinh học đã và đang trực tiếp giảng dạy Sinh học tại một số trường THPT thuộc thành phố Hải Phòng năm học 2007 – 2008 ( THPT Ngô Quyền, THPT Lê Quý Đôn, THPT Kiến An, THPT Tiên Lãng, THPT Đồng Hoà, THPT Phan Đăng Lưu và THPT Đồ Sơn) và học sinh lớp 11 ở 3 trường: THPT Kiến An, THPT Đồng Hoà, THPT Phan Đăng Lưu thuộc Quận Kiến An thành phố Hải Phòng.

- Dự giờ dạy

Chúng tôi đã tham gia dự giờ của GV dạy Sinh học ở cả 3 trường, tổng số dự được 20 giờ.

Ngồi ra, chúng tơi cịn tiến hành trao đổi, tham khảo bài soạn với GV bộ mơn, quan sát ngồi giờ ở cả 2 trường thực nghiệm nói trên.

Kết quả điều tra có thể được tóm tắt như sau:

1.2.1.1. Về phương pháp dạy học các khái niệm

* Về kỹ năng soạn bài

- Kỹ năng xác định mục tiêu bài giảng của nhiều giáo viên còn hạn chế, chưa đổi mới cách xác định mục tiêu, cụ thể: Phần lớn việc xác định mục tiêu chỉ chép lại từ SGV, mục tiêu xác định còn chung chung, mục tiêu vẫn cịn hướng về phía thầy chưa thể hiện được những yêu cầu đối với học sinh sau khi học xong bài.

- Giáo án chưa thể hiện rõ hoạt động của thầy, trò và chưa thể hiện sự đổi mới PPDH, cụ thể: Phần lớn bài soạn liệt kê lại kiến thức trong SGK, không tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, chưa chú ý đến việc rèn luyện các thao tác tư duy...

* Về phương pháp giảng dạy

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình nhận thức của giáo viên về vai trò của việc hình thành và phát triển khái niệm trong dạy- học nói chung và trong giảng dạy sinh học nói riêng, đồng thời điều tra việc sử dụng các PPDH hiện nay đối với 38 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy sinh học tại các trường THPT Kiến An, THPT Đồng Hoà, THPT Lê Quý Đôn, THPT Ngô Quyền, THPT Tiên Lãng, THPT Đồ Sơn, THPT Phan Đăng Lưu

bằng hình thức phát phiếu trắc nghiệm và phỏng vấn trực tiếp. Kết quả thu được qua việc xử lý 38 phiếu điều tra được trình bày ở các bảng sau:

Bảng 1.1: Kết quả điều tra tình hình nhận thức của GV dạy học sinh học về vai trị của việc hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học sinh học

Nội dung thăm dò Đồng ý Lƣỡng lự Ý kiến Không đồng ý Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Vai trò của việc hình thành và phát triển các khái niệm cho học sinh Không thể thiếu trong dạy học sinh học

36/38 94.73 2/38 5.27 0 0 Là cơ sở để phát

triển tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh 35/38 92.1 3/38 17.9 0 0 Là con đường để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, vững chắc 30/38 78.95 6/38 15.78 2/38 5.27 Là kết quả nhận thức về bản chất của các sự vật, hiện tượng cũng như về mối quan hệ bản chất của chúng 29/38 76.32 6/38 15.79 3/38 7.89 Khi giảng dạy kiến thức KN cần chú ý đến Hình thành và phát triển các KN cho HS 20/38 52.63 8/38 21.05 10/38 26.31 Tổ chức cho HS hình thành và phát triển KN 10/38 26.31 27/38 71.05 11/38 28.95 Hệ thống hố các KN có liên quan để HS dễ học 18/38 47.37 13 34.21 7/38 18.42

Tổ chức, hướng dẫn HS xác lập hệ thống các KN có liên quan 12/38 31.57 15/38 39.47 11/38 28.95 Lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt kiến thức KN có hiệu quả 7/38 18.42 9/38 23.68 22/38 57.90

Qua bảng kết quả trên cho thấy:

Hầu hết giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trị của việc hình thành và phát triển khái niệm cho học sinh và xác định được đây là nhiệm vụ khơng thể thiếu được trong q trình dạy học. Tuy nhiên, chỉ một số ít GV ( 26.31%) cho rằng cần phải tổ chức cho HS hình thành và phát triển KN và chỉ có 31.58% GV chú ý đến việc tổ chức, hướng dẫn HS xác lập hệ thơng các KN có liên quan. điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh nói chung và học khái niệm sinh học nói riêng.

1.2.1.2. Tình hình học tập của HS

Để tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh về bộ mơn sinh học nói chung và kiến thức khái niệm sinh học nói riêng, chúng tơi tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra đối với 1336 học sinh lớp 11 thuộc 3 trường, cụ thể: 703 học sinh trường THPT Kiến An, 486 học sinh trường THPT Đồng Hoà và 147 học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu. Kết quả điều tra như sau:

Bảng 1.2: Kết quả điều tra tình hình học tập của học sinh

Nội dung điều tra Số lƣợng Tỉ lệ %

1. u thích học tập bộ mơn

- Rất u thích mơn học 98 7.33 - Khơng hứng thú, chỉ coi môn học

là nhiệm vụ 1020 76.35 - Bình thường 218 16.32 2. Kết quả học tập bộ môn - Loại giỏi 95 7.11 - Loại khá 288 21.56

- Loại trung bình 718 53.74 - Loại yếu, kém 235 17.59

3. Việc chuẩn bị học tập kiến thức

khái niệm

- Nghiên cứu trước kiến thức khái

niệm theo hướng dẫn của GV 302 22.61 - Tự đọc trước bài và tìm kiếm

những dấu hiệu liên quan giữa nội dung khái niệm cũ và mới

81 6.06 - Chờ GV giảng và ghi chép để học

thuộc lòng 953 71.33

4. Kĩ năng phát triển khái niệm

- Có khả năng hệ thống hố kiến thức, thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan

109 8.16 - Có khả năng phân tích nội dung

khái niệm và xác định được dấu hiệu bản chất nhưng chưa tự phát triển được khái niệm

122 9.13

- Chỉ dừng lại ở nội dung khái niệm GV vừa cung cấp, không tự phát triển được khái niệm trên cơ sở khái niệm đã học

1105 82.71

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy đa số học sinh khơng có hứng thú với môn học này và ý thức chuẩn bị bài nói chung, chuẩn bị học kiến thức khái niệm nói riêng chưa tốt. Vì vậy đa số học sinh chưa thể hệ thống hoá được kiến thức và thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan để hình thành và phát triển KN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng và chương IV sinh sản sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)