Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.3. Biện pháp hình thành và phát triển các khái niệm trong chƣơn gI " chuyển
2.3.3. Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm trong chươn gI và IV–Sinh
học 11
Như chúng ta đã biết, chương trình Sinh học 11 củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức Sinh học ở bậc THCS và lớp 10.
Về chuyển hoá vật chất và năng lượng và sinh sản ở chương trình Sinh học 6 và 7 chủ yếu đề cập đến đặc điểm hình thái và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của động vật và thực vật. Chương trình Sinh học 8 đề cập đến các vấn đề chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh sản ở con người. Vì vậy các KN ở đây được định nghĩa trên cơ sở những dấu hiệu đặc trưng cho tứng đối tượng cụ thể.
Trong chương trình Sinh học 10, các quá trình này được xét ở cấp độ tế bào nên những dấu hiệu để hình thành KN tương ứng chỉ dừng lại ở cấp tế bào. Sinh học 11 đề cập các hoạt động sống và quá trình sinh học ở mức cơ thể. Vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn HS bổ sung được những dấu hiệu mới cũng như sự phát triển các KN qua các lớp học tương ứng với các cấp độ, tổ chức sống.
Qua phân tích chương trình Sinh học THCS , Sinh học 10 và chương I, IV Sinh học 11, kết hợp điều tra thực tiễn quá trình dạy học khái niệm chương I và chương IV- Sinh học 11, chúng tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp hình thành và phát triển các KN trong dạy học 2 chương này như sau:
Phối hợp sử dụng tài liệu, SGK, mơ hình, tranh vẽ, ảnh động, băng hình, mẫu vật...( phương tiện trực quan), câu hỏi, bài tập và phiếu học tập kết hợp với tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để thực hiện các bước của quy trình hình thành và phát triển KN.
2.3.3.2. Quy trình phối hợp sử dụng phương tiện trực quan, câu hỏi, bài tập, PHT ( nếu có) để hình thành và phát triển KN trong quá trình dạy học chương I và IV – Sinh học 11
Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức
Bước 2: Giới thiệu các nguồn thơng tin để hình thành KN ( Tài liệu, SGK,
mẫu vật, mơ hình, thí nghiệm, phim, ảnh, ảnh động...)
Bước 3: Nêu câu hỏi, bài tập hoặc PHT để dẫn đến hình thành dấu hiệu chung và bản chất để hình thành KN.
Bước 4: Yêu cầu HS diễn đạt định nghĩa KN.
Bước 5: GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung và kết luận.
Ví dụ: Vận dụng quy trình phối hợp sử dụng PTTQ, câu hỏi và PHT để giảng dạy KN sinh sản vơ tính ở thực vật và các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật ( Bài 41- Sinh học 11):
Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức
GV nêu câu hỏi: Hãy nêu 3 ví dụ về sinh sản, có những hình thức sinh sản nào?
Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV chỉnh lý, bổ sung và kết luận.
ĐVĐ: Chúng ta cùng tìm hiểu các KN sinh sản và các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật qua bài 41.
Bước 2: Giới thiệu các nguồn thơng tin để hình thành KN
Giới thiệu mẫu vật về sự sinh sản ở thực vật ( khoai lang đang nảy mầm, lá bỏng đang có cây con mọc ra ở các kẽ lá...), hình phóng to 41.1, 41.2 SGK và mục II SGK.
Bước 3: Nêu câu hỏi, bài tập hoặc PHT để dẫn đến hình thành dấu hiệu chung và bản chất để hình thành KN
Phiếu học tập
Hãy quan sát hình và mẫu vật kết hợp độc lập đọc SGK mục II và thảo luận nhóm để hồn thiện nội dung sau trong thời gian 10 phút.
1. Phân biệt sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng theo mẫu sau: ( u cầu ơ ví dụ ghi tên các loại mẫu vật tương ứng đã sưu tầm đến)
Hình thức
Điểm phân biệt
Sinh sản bào tử Sinh sản sinh dưỡng
Ví dụ
Dấu hiệu
Đặc điểm chung
Vai trò đối với đời sống thực vật và con
người
2. Từ những dấu hiệu bản chất hãy cho biết thế nào là sinh sản bào tử? sinh sản sinh dưỡng? Từ những đặc điểm chung nêu trên hãy chỉ ra dấu hiệu chủ yếu của sinh sản vơ tính là gì? Thế nào là sinh sản vơ tính?
Bước 4: Yêu cầu HS diễn đạt định nghĩa KN.
Trên cơ sở kết quả hoạt động nhóm, GV yêu cầu HS phát biểu nội dung các KN sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vơ tính( u cầu 2 trong phiếu học tập)
Bước 5: GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung và kết luận
Tuỳ theo mức độ hồn thiện nội dung KN của HS, GV có thể kết luận ( nếu HS phát biểu đúng và đủ) hoặc bổ sung thêm.
2.3.3.3. Sử dụng phương tiện trực quan
- Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học:
Sơ đồ, tranh hình, bảng biểu, đồ thị, hình vẽ,… là sự khái qt hố tài liệu một cách có mục đích bằng những kí hiệu tượng trưng, ước lệ. Thơng tin trong SGK Sinh học mới không những được thể hiện bằng ngơn ngữ viết mà cịn được thể hiện bằng hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu,… đòi hỏi HS phải xử lí (tìm tịi, phân tích, tổng hợp, khái quát) để đi tới kiến thức cần lĩnh hội với sự hỗ trợ của GV khi cần thiết.
Loại hình học tập này được vận dụng ở hầu hết các bài giảng để giúp HS có thể tập hợp các kiến thức mấu chốt của nội dung học tập một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và đặc biệt giúp HS tiếp thu nội dung một cách hệ thống, khái quát.
- Những lưu ý khi sử dụng PTTQ :
+ Sử dụng kịp thời, đúng lúc, đúng nội dung và phù hợp với mục tiêu cần đạt + Cần giới thiệu các chi tiết trên tranh, phim, ảnh động, hay giới thiệu về mơ hình, mẫu vật trước khi cho HS quan sát.
+ Cần có định hướng rõ ràng và xác định mục tiêu của việc sử dụng tài liệu, SGK.
Tuy nhiên, dù sử dụng PTTQ nào thì trong quá trình dạy học vẫn phải kết hợp hệ thống câu hỏi hay bài tập hoặc PHT để định hướng HS khai thác kiến thức.
Ví dụ: Sử dụng mẫu vật, tranh vẽ để HS phân biệt các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật và hình thành KN sinh sản vơ tính ở độngvật ( Bài 41), ta có thể kết hợp sử dụng PHT và tổ chức cho HS thảo luận nhóm như sau:
- Phát phiếu học tập theo nhóm bàn
- Giới thiệu hình phóng to 41.1, 41.2 SGK về các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình và mẫu vật đã đem đến kết hợp độc lập đọc SGK mục II sau đó thảo luận nhóm và hồn thành nội dung phiếu học tập trong thời
Phiếu học tập
Hãy quan sát hình và mẫu vật kết hợp độc lập đọc SGK mục II và thảo luận nhóm để hồn thiện nội dung sau trong thời gian 10 phút.
1. Phân biệt sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng theo mẫu sau: ( Yêu cầu ơ ví dụ ghi tên các loại mẫu vật tương ứng đã sưu tầm đến)
Hình thức
Điểm phân biệt
Sinh sản bào tử Sinh sản sinh dưỡng
Ví dụ
Dấu hiệu
Đặc điểm chung
Vai trò đối với đời sống thực vật và con
người
2. Từ những dấu hiệu bản chất hãy cho biết thế nào là sinh sản bào tử? sinh sản sinh dưỡng? Từ những đặc điểm chung nêu trên hãy chỉ ra dấu hiệu chủ yếu của sinh sản vơ tính là gì? Thế nào là sinh sản vơ tính?
2.3.3.4. Sử dụng câu hỏi
- Vai trò của câu hỏi trong dạy học:
+ Câu hỏi trong dạy học khác với câu hỏi trong đời sống ở chỗ GV không phải hỏi điều mình chưa biết để nhận thức. Những câu hỏi mà GV đặt ra trong quá trình dạy học là những điều GV đã biết. Câu hỏi đưa ra là để kiểm tra kiến thức, kĩ
năng của HS, để kích thích khả năng tư duy của HS, dẫn HS tư duy, khám phá những điều HS chưa biết, hỏi để cung cấp kiến thức, kĩ năng cho HS.
+ Câu hỏi là phương tiện trong dạy học để mã hoá nội dung học tập. Biến nội dung được mô tả chuyển sang dạng nêu những điều kiện đã biết và điều kiện cần tìm.
+ Là động cơ thúc đẩy quá trình học tập và nghiên cứu.
- Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi để hình thành và phát triển KN cho học sinh:
Tuỳ từng KN, tuỳ từng đối tượng HS để thiết kế hệ thống câu hỏi ở mức độ yêu cầu thấp như: đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ thống, có chọn lọc; hay ở mức độ đòi hỏi cao hơn như: yêu cầu phân tích, so sánh, tổng hợp, khái qt hố, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức; hoặc kết hợp cả 2 loại với tỉ lệ thích hợp
Tuy nhiên, dù đặt câu hỏi ở mức độ nào thì việc phát triển mỗi một KN cũng chỉ nên đặt một số câu hỏi then chốt nhằm vào mục đích nhận thức xác định, câu hỏi phải khớp với mục tiêu chính cần đạt và đặc biệt phải chú ý đến trình tự lôgic của các câu hỏi.
2.3.3.5. Sử dụng bài tập
-Vai trò của bài tập trong dạy học:
+ Bài tập và lời giải của bài tập là nguồn tri thức mới cho HS.
+ Bài tập là phương tiện để rèn luyện, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện được những thao tác trí tuệ, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo cho HS. Khi giải bài tập người học phải phân tích, xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm, địi hỏi phải suy luận logic, người học phải ln ln suy nghĩ, do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm lời giải mà lơi cuốn, thu hút người học vào thực hiện nhiệm vụ nhận thức do đó người học ln cố gắng, tích cực, tự lực. Qua giải bài tập mà người dạy, người học đã kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập của mình.
+ Phải đảm bảo vừa sức, khơng q dễ cũng khơng q khó đối với HS. Hay nói cách khác bài tập vừa sức để hạn chế sự chán nản của HS.
+ Bài tập không chỉ mang tính chất tái hiện đơn thuần trả lời câu hỏi cái gì mà phải trả lời được các câu hỏi vì sao, như thế nào.
+ Bài tập phải chứa nhiều đại lượng, nhiều đơn vị kiến thức một cách logic sao cho khi giải xong bài tập HS sẽ rút ra được nhiều kiến thức nhất.
+ Bài tập được xây dựng phải đảm bảo người học đã có đủ tri thức, nguồn tư liệu để tra cứu trên cơ sở đó gia cơng tìm tịi đáp số. Mỗi đáp số tìm ra sẽ là một nguồn tri thức mới.
+ Bài tập phải chứa đựng mâu thuẫn nội tại, có tính kế thừa, huy động được sự chú ý của người học. Các câu hỏi đưa ra trong mỗi bài tập phải là một chuỗi các mâu thuẫn liên quan đến nhau, sao cho việc giải quyết mâu thuẫn trong phần trước là chìa khố để giải quyết phần sau.
2.3.3.6. Sử dụng phiếu học tập
- Vai trò của phiếu học tập
Bằng việc sử dụng các phiếu học tập, chuyển hoạt động của GV từ trình bày, giảng giải, thuyết minh như trong dạy học truyền thống GV là trung tâm hoạt động sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo. Mọi HS được tham gia hoạt động tích cực, khơng cịn hiện tượng thụ động nghe giảng. Vì vậy mọi HS sẽ được hoạt động, rèn luyện kĩ năng và bộc lộ kĩ năng hoạt động. Từ đó GV sẽ có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng và tăng hiệu quả dạy học.
Khi đó, bằng việc hồn thành phiếu học tập, HS tự đánh giá được hoạt động tích cực, tạo được hứng thú trong giờ học, kích thích tư duy của HS.
Khi dùng phiếu học tập, sẽ sớm nhận được kết quả phản hồi. GV có thể kiểm sốt, đánh giá được trình độ của HS vì với một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm có các hàng, các cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể. Điều này có ưu thế hơn so với việc sử dụng câu hỏi, bài tập vì khi muốn xác định một nội dung kiến thức nào đó thoả mãn nhiều tiêu chí hoặc xác
định nhiều nội dung từ các tiêu chí khác nhau, nếu diễn đạt bằng câu hỏi thì dài dịng.
- Những lưu ý khi sử dụng phiếu học tập
+ Sử dụng có hệ thống( tuỳ trường hợp mà sử dụng cho cả lớp, cho từng nhóm HS hay một nhóm HS riêng rẽ)
+ Mỗi PHT cần có mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác + Khối lượng cơng việc trong mỗi PHT vừa phải, đa số HS hoàn thành được trong thời gian quy định.
+ PHT cần có phần chỉ dẫn nhiệm vụ đủ rõ, có khoảng trống thích hợp để HS điền cơng việc phải làm, có quy định thời gian hồn thành...
2.3.3.7. Hoạt động nhóm( dạy học hợp tác)
- Vai trò của hoạt động nhóm
+ Tăng tính chủ động tư duy, sáng tạo và khả năng ghi nhớ của HS trong quá trình học tập
+ Tăng hứng thú học tập
+ Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng ngơn ngữ + Nâng cao lịng tự trọng và sự tự tin của HS
+ Giúp thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh tích cực
Làm việc theo nhóm có tác dụng rèn luyện năng lực hợp tác ở học sinh. Điều này có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể, cộng đồng. Trong hoạt động nhóm, mục tiêu là hoạt động cho tồn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Trong nhóm nhỏ mỗi cá nhân phải nỗ lực không ỷ lại vào người khác, tồn nhóm phải phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung.
- Những lưu ý khi tổ chức cho HS hoạt động nhóm
+ Phân chia nhiệm vụ hợp lý giữa các thành viên của nhóm + Có sự phối hợp các nhiệm vụ
+ Trong mỗi giờ học chỉ nên tổ chức 1 đến 2 hoạt động lớn tập trung vào giải quyết mục tiêu trọng tâm để tránh nhàm chán và tránh mất thời gian.