Phân tích định tính các bài kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng và chương IV sinh sản sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 90 - 134)

3.4.1 .Về mặt định lượng

3.4.2. Phân tích định tính các bài kiểm tra

3.4.2.1. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức

Điểm Tần

suất ( %)

Qua kiểm tra bài cũ và phân tích kết quả các bài kiểm tra, chúng tơi nhận thấy ở nhóm TN học sinh nắm chắc chắn kiến thức khái niệm và khả năng phân tích các khái niệm tốt hơn, đồng thời có khả năng hệ thống hố kiến thức tốt hơn.

Ví dụ: Bài kiểm tra số 2 mang tính tổng hợp và khái quát cao: “ So sánh sự vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật và động vật về con đường, động lực và các chất vận chuyển chủ yếu”. Nhóm thực nghiệm HS làm bài rất tốt chẳng hạn bài làm của các em Nguyễn Thị Vân Anh lớp 11B1, em Phú Việt Hà lớp 11B9 trường THPT Kiến An , em Trần Đình Phú lớp 11A1 trường THPT Phan Đăng Lưu và rất nhiều HS khác đã lập bảng so sánh và đều đạt điểm tối đa.

Sau khi dạy xong bài 45: “ Sinh sản vơ tính ở động vật”, chúng tơi tiến hành kiểm tra 15 phút với 2 câu hỏi sau: “1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đơi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh?

2. Tại sao động vật bậc cao khơng có khả năng sinh sản vơ tính bằng cách phân đơi, nảy chồi và phân mảnh?” . Hầu hết nhóm ĐC khơng làm được câu này. Trong khi đó, nhóm TN làm rất tốt và có nhiều HS đạt điểm 10. Ví dụ bài làm của các em Nguyễn Thị Ngọc Oanh học sinh lớp 11B9 trường THPT kiến An, em Bùi Tiến Công, em Nguyễn Đức Anh học sinh lớp 11A1 trường THPT Phan Đăng Lưu và rất nhiều học sinh khác.

3.4.2.2. Về tính độc lập, tích cực và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Thông qua việc phân tích kết quả các bài kiểm tra về mặt định lượng, kết hợp với việc quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập ngay trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy nhóm lớp thực nghiệm hơn hẳn nhóm lớp đối chứng về lịng say mê, sự nhiệt tình, tính tích cực học tập, khả năng khai thác, tích luỹ kiến thức và năng lực tư duy... Ví dụ khi dạy bài “ sinh sản vơ tính ở thực vật”, chúng tơi yêu cầu HS sưu tầm mẫu ở nhà mang đến. Giờ học tại lớp, chúng tôi tiến hành cho thảo luận nhóm để hồn thành nội dung phiếu học tập như sau:

Hãy quan sát hình và mẫu vật kết hợp độc lập đọc SGK mục II và thảo luận nhóm để hoàn thiện nội dung sau trong thời gian 10 phút:

1. Phân biệt sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng theo mẫu sau: ( u cầu: ơ ví dụ ghi tên các loại mẫu vật tương ứng đã sưu tầm đến)

Hình thức

Điểm phân biệt Sinh sản bào tử Sinh sản sinh dƣỡng

Ví dụ Dấu hiệu Đặc điểm chung Vai trò đối với đời sống thực vật và con

ngƣời

2. Từ những dấu hiệu bản chất hãy cho biết thế nào là sinh sản bào tử? sinh sản sinh dưỡng? Từ những đặc chung nêu trên hãy chỉ ra dấu hiệu chủ yếu của sinh sản vơ tính là gì? Thế nào là sinh sản vơ tính?

Với cách tổ chức và điều khiển hoạt động học tập như vậy nên HS rất say mê tìm hiểu và thảo luận trong nhóm để nhanh chóng tìm ra kết quả. Hầu hết ở các lớp dạy TN, HS đã hoàn thành nội dung phiếu học tập đúng tiến độ thời gian và rất ít sai sót.

Trong khi đó, ở các lớp đối chứng HS vẫn sưu tầm mẫu nhưng đa số HS chỉ dựa vào SGK để đọc nội dung khái niệm mà không thể vận dụng để xác định được những dấu hiệu trên mẫu vật.

3.4.2.3. Khả năng lưu giữ thông tin (độ bền kiến thức) của HS.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở nhóm lớp TN do được làm quen với cách học đòi hỏi liên tục hoạt động, được rèn luyện các kĩ năng hoạt động trí tuệ như quan sát, mơ tả, phân tích, so sánh, các kĩ năng thu thập, sắp xếp thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ…nên năng lực tư duy của HS được nâng cao rõ rệt. Biểu hiện trong bài

làm của mình là các em nhớ lâu, nhớ chính xác hơn, thể hiện ở chất lượng bài làm của nhiều HS sau TN vẫn rất tốt, điểm số nhìn chung có xu hướng ổn định.

Trong khi đó ở nhóm lớp ĐC, nhiều HS khơng cịn nhớ gì sau 3 tuần học. Vì vậy điểm số khơng ổn định, tỉ lệ điểm khá và giỏi giảm xuống nhanh chóng, ngược lại tỉ lệ điểm yếu, kém tăng lên nhanh.

Ví dụ: Câu 2 bài kiểm tra sau TN ( bài kiểm tra số 6): “Lập sơ đồ hệ thống các khái niệm sinh sản vơ tính ở sinh vật? “. Nhóm thực nghiệm phần lớn HS đều làm đúng và đủ, trong khi nhóm đối chứng đại đa số HS bỏ qua câu hỏi này hoặc nếu có thì chỉ liệt kê nhưng khơng đầy đủ.

Với phần trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra này , chúng tôi đã đưa vào nội dung 3 câu hỏi đã từng cho HS làm trong phần củng cố bài, đó là:

Hãy chọn 1 phương án trả lời đúng/ đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Đặc điểm khơng thuộc sinh sản vơ tính là

A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đàu. B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.

C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn. D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với mơi trường sống ổn định. Câu 2: Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản

A. bào tử. B. phân đôi. C. sinh dưỡng. D. hữu tính. Câu 3: Sinh sản vơ tính là hình thức sinh sản

A. chỉ cần một cá thể.

B. khơng có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

D. chỉ cần giao tử cái.

Tuy 3 câu hỏi trên đã được làm trong phần củng cố bài “ sinh sản vơ tính ở thực vật “ nhưng ở nhóm ĐC vẫn có rất nhiều HS chọn sai, ở câu 3 có HS chọn cả 3 phương án A, B, D.

Qua phân tích ở trên cho thấy, việc đưa ra các biện pháp hình thành và phát triển khái niệm cho học sinh đã nâng cao được chất lượng học tập của HS.

Chứng tỏ kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm sau 3 tuần vẫn ổn định và độ bền kiến thức ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Tóm lại, qua việc phân tích kết quả điều tra, kiểm tra ở các giai đoạn trước, trong và sau khi thực nghiệm kết hợp với theo dõi quá trình học tập của học sinh trong suốt thời gian nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, chúng tơi thấy tính đúng đắn giả thuyết khoa của đề tài đã đặt ra.

PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực hiện mục tiêu nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện được những nhiệm vụ đã đặt ra trong đề tài, cụ thể:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm, hình thành và phát triển khái niệm. Đồng thời đã tìm hiểu được vai trị của khái niệm và sự phát triển khái niệm trong dạy học sinh học.

1.2. Điều tra thực trạng dạy và học các khái niệm sinh học nói chung và khái niệm sinh học lớp 11 nói riêng làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.

1.3. Hệ thống hoá các khái niệm trong chương " Chuyển hoá vật chất và năng lượng" và chương " Sinh sản" trong sinh học 11 và các lớp có liên quan .

1.4. Xây dựng các biện pháp hình thành và phát triển khái niệm trong chương " Chuyển hoá vật chất và năng lượng" và chương " Sinh sản" làm cơ sở thiết kế giáo án cho các bài cụ thể.

1.5. Thiết kế các giáo án theo hướng hình thành và phát triển khái niệm nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

Kết quả thực nghiệm bước đầu minh hoạ cho tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất, giả thuyết khoa học là chấp nhận được và những nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm một mặt góp phần khẳng định tính hợp lý mà những biện pháp sư phạm đã nêu, mặt khác cho tác giả bước đầu biết cách sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trong nghiên cứu khoa học giáo dục.

Qua việc phân tích các bước hình thành và phát triển khái niệm sinh học nói chung, các khái niệm trong chương I và chương IV – SH 11 nói riêng, chúng tơi thấy rằng việc hình thành và phát triển khái niệm cho học sinh trong dạy học chương I và chương IV – Sinh học 11 là hồn tồn phù hợp với đặc thù của mơn học và phù hợp với quy luật nhận thức trong giai đoạn phát triển của học sinh hiện nay. Điều này đã được kiểm định qua kết quả thực nghiệm.

2. Khuyến nghị

Trong thời gian thực hiện đề tài, kể từ tháng 01/08 đến tháng 11/08 với những kết quả đã nghiên cứu, để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh học trong nhà trường phổ thơng hiện nay nói chung và chương trình SH 11 THPT nói riêng, chúng tơi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:

2. 1. Đối với giáo viên và các nhà trường THPT

Qua tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu, rất ít sử dụng các phương pháp và PTDH hiện đại. Do đó khơng khơi dậy được hứng thú học tập bộ

môn cho học sinh cũng như việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh có phần bị hạn chế.

Chính vì vậy, mỗi GV cần tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Về phía nhà trường, cần quan tâm đầu tư cho các hoạt động chuyên môn hơ nữa như: Tăng cường công tác quản lý, dự giờ thăm lớp, tổ chức hội thảo, hội giảng, đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hóa. Đồng thời cần coi việc tự học, tự bồi dưỡng và cải tiến PPDH của giáo viên là một trong những tiêu chí đánh giá GV hàng năm.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo và các Sở Giáo dục

- Cần quan tâm chỉ đạo và đầu tư biên soạn các tài liệu tham khảo dành cho GV và HS, cần có kế hoạch bồi dưỡng GV hàng năm để GV kịp thời được cập nhật những kiến thức mới, khó.

- Cần có sự thống nhất trong cách trình bày của 2 bộ SGK chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

- SGK hiện nay mặc dù nội dung trình bày đầy đủ, bố cục từng chương rõ ràng đảm bảo tính cơ bản, phổ thơng, khoa học và hiện đại. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số khái niệm vẫn chưa được định nghĩa( VD: áp suất rễ, cân bằng nước, hệ số kinh tế...) hoặc đã định nghĩa nhưng chưa tường minh ( VD: khái niệm pha sáng, pha tối...) cần được bổ sung hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong quá trình dạy và học.

Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khái niệm trong dạy học sinh học nói chung và sinh học 11 nói riêng là hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trong 2 chương I và IV và chỉ tiến hành thực nghiệm ở 3 trường. Chúng tôi mong rằng đề tài tiếp tục được nghiên cứu và phát triển trên diện rộng hơn để nâng cao giá trị thực tiễn và thấy được ứng dụng sư phạm của đề tài một cách khách quan nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trung học. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực

hiện chương trình SGK lớp 11, môn Sinh học, Nxb Giáo dục , 2007

2. Bùi Thị Hằng Thơ, Hình thành năng lực tự học cho sinh viên Cao đẳng

Sư phạm qua dạy học phần “Sinh lí học thực vật”, Luận văn thạc sỹ, ĐHSP, Hà

Nội, 2006.

3. Đào Thị Minh Hải. Rèn luyện kĩ năng phân tích nội dung và định nghĩa

các khái niệm, VLA/3266, 2003

4. Đinh Quang Báo. Tổng kết kinh nghiệm sử dụng SGK trong dạy học Sinh

5. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành. Lý luận dạy học Sinh học (phần

đại cương), Nxb Giáo dục, 2001.

6. Đinh Quang Báo, Trần Khánh Ngọc, Nguyễn Văn Hiên, Nguyễn Thị

Hằng Nga, Lê Thuỳ Trang, Vũ Thị Mai Anh. Giáo án điện tử và tư liệu dạy học

điện tử môn Sinh học 11, Nxb Đại học sư phạm 2007.

7. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Giáo trình lơgic học, Hà Nội, 2000.

8. Mai Thanh Hồ. Biện pháp hình thành và phát triển các khái niệm cho

học sinh trong dạy học chương II- Các quy luật di truyền- Sinh học 11- THPT ( luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội 2004.

9. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên). Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư

phạm, 2004.

10. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Nhà giáo Châu An. Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nxb Giáo dục, 2005.

11. Nguyễn Đức Thành, Hoạt động hoá người học, Hà Nội, 2006. 12. Nguyễn Kỳ. Phương pháp giáo dục tích cực, Nxb Giáo dục, 1995.

13. Nguyễn Đức Thành. Hình thành kỹ năng dạy học Sinh học, KTNN cho sinh viên khoa Sinh – KTNN, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,

Hà Nội, 2002.

14. Nguyễn Ngọc Quang và các tác giả. Lý luận dạy học Đại học, tập 1,

Nxb Giáo dục, 1975.

15. Nguyễn Nhƣ Hiền, Nguyễn Hồng Hạnh. Sinh lý người và động vật,

Nxb Giáo dục, 2007

16. Nguyễn quang Vinh, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phƣơng Nga, Trịnh Thị Bích Ngọc. Sinh học 6, Nxb Giáo dục 2008

17. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng. Sinh học 8,

Nxb Giáo dục 2008

18. Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang. Sinh học 7, Nxb Giáo dục 2008

19. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khanh. Sinh học 11, Nxb Giáo dục 2007.

20. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khanh. Sinh học 11

sách giáo viên, Nxb Giáo dục 2007.

21. Ngô Văn Hƣng, Trần Văn Kiên. Bài tập Sinh học 11, Nxb Giáo dục

2007

22. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên

Giao, Phạm Văn Ty. Sinh học 10, Nxb Giáo dục 2006

23. Phạm Viết Vƣợng. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2000.

24. Trần Bá Hoành. Bàn về vấn đề lấy người học làm trung tâm, NCGD,

1998.

25. Trần Bá Hoành. Kỹ thuật dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục, 1996.

26. Trần Bá Hoành. Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ

mơn Sinh học, Nxb Giáo dục, 2000.

27. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao. Đại cương phương pháp dạy học

Sinh học, Nxb Giáo dục, 2002.

28. Trần Đăng Kế. Một số vấn đề về trao đổi chất và năng lượng của cơ thể

sống, Bộ Giáo dục và Đào tạo- Vụ giáo viên, 1995.

29. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học

và kỹ thuật Hà Nội, 2005

30. Vũ Văn Vụ. Sinh lý học thực vật tập II, II, Hà Nội 2007

31. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Quang Vinh. Tư liệu Sinh học 11, Nxb Giáo dục 2007.

TÀI LIỆU ĐƢỢC DỊCH TỪ TIẾNG NGA

1. Gôlan.E.I, Những phương pháp dạy học trong nhà trường Xô Viết, Nxb

2. Gerrard Dietrch và cộng sự ( Nguyễn Bảo Hoàn dịch). Phương pháp dạy học Sinh học tập I, Nxb Giáo dục, 1984

3. Khavlamop.I.F. Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, tập I, II, Nxb Giáo dục, 1978.

4. Vecrilin N.M, Coocxunxkaia (Trần Bá Hồnh, Nguyễn Dỗn Bình dịch).

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài 17. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải:

- Hình thành được KN hơ hấp, bề mặt trao đổi khí - Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp.

- Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật ở nước và động vật ở trên cạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng và chương IV sinh sản sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 90 - 134)