Mức độ áp dụng kiến thức, kỹnăng vào công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 64)

TT Chƣơng trình

Mức độ áp dụng kiến thức, KN vào công việc

(ĐVT: %)

Rất nhiều Nhiều Ít Khơng

1 Chun viên chính 35 65

2 Chuyên viên 42 58

3 Kiểm lâm viên chính 55 45

4 Kiểm lâm viên 2.2 78.3 18.1 1.3

5 Tiếng Anh 35 65

Bảng 2.10. Mức độ hài lịng với các khóa học

TT Chƣơng trình

Mức độ hài lịng với các khóa học

(ĐVT: %)

Rất HL HL Ít HL Khơng HL

1 Chun viên chính 67 33

2 Chuyên viên 79 21

3 Kiểm lâm viên chính 78 22

4 Kiểm lâm viên 82 18

2.2.4. Thực trạng về CSVC Trường Cán bộ Quản lý NN & PTNT I

Trường Cán bộ quản lý NN & PTNT I có 2 cơ sở: Cơ sở 1 - Trung tâm được đặt tại xã Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội. Cơ sở 2 đặt tại xã Xuân Canh - Đông Anh - Hà Nội.

Tổng diện tích của cả hai sở là 4,34 ha: Cơ sở 1 tại Thanh Trì 2 ha, cơ sở 2 Đông Anh 2,34 ha.

Hiện Nhà trường có 32 phịng học và 2 hội trường, các phòng học đều được trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại như máy chiếu, máy điều hòa và các thiết bị âm thanh... Ngồi ra, nhà trường cịn có hệ thống nhà ăn, ký túc xá phục vụ cho khoảng 300 học viên. Các phịng nghỉ của trường được trang bị khá hồn chỉnh với các thiết bị như máy điều hòa, ti vi, nhà tắm với hệ thống máy nóng lạnh khép kín.

Hệ thống tra cứu tài liệu của trường được thực hiện qua 2 phương tiện là thư viện với khoảng 3000 đầu sách các loại và hệ thống mạng internet tại trường.

CSVC kỹ thuật là một trong các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả BD. Do đó, hàng năm với việc xây dựng kế hoạch BD nói chung, nhà trường đã xây dựng kế hoạch về trang thiết bị, vật tư, CSVC kỹ thuật với các hạng mục do các phòng, khoa đề nghị. Căn cứ vào ngân sách được phân bổ hàng năm Bộ duyệt, Ban lãnh đạo nhà trường, phịng kế tốn và phòng quản trị sẽ mua bổ sung, nếu các hạng mục vượt quá ngân sách được cấp trong năm thì sẽ trang bị theo thứ tự ưu tiên. Kế hoạch về trang thiết bị, vật tư, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:

- Kế hoạch sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng.

- Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phòng học, phòng làm việc. - Việc QL trang thiết bị CSVC do phịng Quản trị phụ trách.

- Cơng tác kiểm tra:

Cấp nhà trường: Kiểm tra sau mỗi học kỳ và kiểm kê sau mỗi năm học

Cấp phòng khoa: Theo báo cáo công tác tháng của các khoa hoặc kiểm tra đột xuất của phòng Đào tạo

- Ngồi cơng tác cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ BD cũng được thực hiện theo quy trình như sau: Các khoa thơng báo u cầu sửa chữa trong năm về bộ phận quản trị nhà trường lên kế hoạch chung và tổ chức, chỉ đạo các phòng khoa

Những vấn đề tồn tại: Kế hoạch sử dụng cũng như QL trang thiết bị CSVC vẫn chưa được hiệu quả cao trong HĐBD tại trường.

- Hệ thống trang thiết bị CSVC kỹ thuật mấy năm gần đây đã được đầu tư hiện đại, tuy nhiên các thiết bị này không đồng bộ dẫn đến việc khai thác, sử dụng chúng bị hạn chế.

- Phòng đọc, thư viện của trường cũng có sự đầu tư, tuy nhiên việc khai thác nó vào HĐBD thực sự chưa được hiệu quả. Nguyên nhân chính là kế hoạch mua sắm mới các đầu sách, tư liệu phịng đọc khơng được làm thường niên. Chính vì vậy thư viện, phòng đọc chưa thu hút được nhiều GV cũng như học viên đến đọc, tra cứu tài liệu phục vụ cho việc dạy và học.

- Ngoài ra, công tác QL trang thiết bị của phòng chức năng thiếu chặt chẽ, cộng với ý thức bảo vệ, giữ gìn CSVC của người học chưa cao. Do vậy thiết bị tại các phòng học, giảng đường thường xuyên thiếu, hỏng hoặc mất…

- Nơi đón tiếp GV và học viên còn sơ sài, thiếu các thông tin quảng bá về HĐBD của nhà trường.

- Các khu tập luyện thể dục, thể thao phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được đầu tư. Song cả 2 cơ sở mới chỉ có 4 sân tập cầu lông, 2 sân bóng chuyền. Điều kiện CSVC phục vụ cho các hoạt động ngồi giờ lên lớp cịn nghèo, thiếu đồng bộ, do vậy không đáp ứng được nhu cầu giải trí sau khoảng thời gian học trên lớp cho các học viên nghỉ tại trường. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của kết quả BD.

2.3. Thực trạng QL HĐBD tại Trƣờng Cán bộ quản lý NN & PTNT I

2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch BD

Cơng tác lập kế hoạch BD hàng năm có tác động và quyết định lớn nhất đến chất lượng BD CBCC. Với cách tiếp cận và cách nhìn nhận khác nhau về cơng tác lập kế hoạch, song chúng ta có thể hiểu rằng: xây dựng kế hoạch là một q trình thu thập, phân tích và xử lý thơng tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu, phân bổ nguồn lực, thời gian và phương án thực hiện nhằm ddath được mục tiêu cho một hoạt động của tổ chức. Xác định được điều đó lãnh đạo Trường Cán bộ QL NN & PTNT I đã xác định trước khi xây dựng kế hoạch mở lớp phải kế hoạch hóa

cơng tác BD của Trường, kế hoạch càng khoa học, cụ thể thì việc điều hành càng dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Kế hoạch háo công tác BD phải gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, là toàn bộ những HĐBD nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành và của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

2.3.1.1. Các căn cứ lập kế hoạch BD

Mục đích của kế hoạch là nhằm hồn thành các mục đích, mục tiêu của tổ chức. Nên khi xây dựng kế hoạch hóa HĐBD phải căn cứ vào mục tiêu của tổ chức:

- Căn cứ vào chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện mục tiêu ngành về ĐTBD CBCC hàng năm;

- Căn cứ vào các văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và của Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch đầu tư và các Bộ, Ngành khác có liên quan;

- Căn cứ vào quy chế ĐTBD CBCC cua Thủ tường Chính phủ;

- Căn cứ vào chỉ tiêu BD của Bộ Nông nghiệp và PTNT giao trong năm; - Căn cứ vào yêu cầu của các Sở, Ban, Ngành có đơn đặt hàng về BD chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC của đơn vị;

- Căn cứ nguồn kinh phí được duyệt, cấp hàng năm; - Căn cứ vào nguồn lực của nhà trường.

Sau khi tập hợp và cân đối dựa trên các căn cứ cụ thể, phòng Đào tạo KH & HTQT lập kế hoạch năm. Khi Ban lãnh đạo thông qua kế hoạch, bản kế hoạch được gửi lên Vụ TCCB - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trường cùng Vụ trao đổi thống nhất và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch BD năm cho Trường tổ chức thực hiện.

2.3.1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Để thực hiện kế hoạch BD được giao trong năm, nhà trường tập trung huy động các nguồn lực như mời GV, chuẩn bị CSVC kỹ thuật và phân công thực hiện công việc giữa các bộ phận trong Trường.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đã bộc lộ một số tồn tại trong khâu lập kế hoạch cần được điều chỉnh, đó là:

+ BD chưa sát với quy hoạch, xây dựng kế hoạch BD chưa đúng đối tượng do đó BD chưa đáp ứng được việc sử dụng sản phẩm sau BD;

+ Tình trạng chờ kế hoạch được duyệt còn tồn tại, do vậy cơ sở BD chậm triển khai thực hiện kế hoạch

- Nguyên nhân của tình trạng này là do:

+ Các đơn vị chưa chủ động xây dựng quy trình, kế hoạch BD CBCC của đơn vị. Có nhiều cơ quan cử người tham gia BD nhưng khơng đúng mục đích, mục tiêu, đúng đối tượng. Tình trạng cử đi học chạy theo số lượng, cho đi học dồn dập nhưng không xác định việc học xong những CBCC này sẽ được sắp xếp bố trí cơng việc phù hợp sau khi BD hoặc khơng sử dụng sản phẩm BD đúng với mục tiêu của chương trình. Điều này gây ra sự lãng phí về thời gian, kinh phí và điều quan trọng hơn đó là CBCC đi học khơng có mục đích, nên họ khơng có thái độ, ý thức học tập đúng đắn.

+ Các đơn vị cử người đi học nhưng khơng xác định được CBCC cần BD cái gì? CBCC cịn thiếu hay yếu về lĩnh vực nào?

+ Nguyên nhân quan trọng hơn cả làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện kế hoạch là: việc phê duyệt kinh phí kế hoạch BD chậm, số lượng học viên của các lớp BD khơng đồng đều, lớp thì ít chỉ 20-30 học viên, có lớp lại rất đơng trên 100 học viên (các lớp học Nghị quyết, lý luận chính trị).

+ Khâu mời và bố trí GVcó trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng và phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học viên là người lớn là một trong những khó khăn đối với cơng tác thực hiện kế hoạch. Đây cũng là điểm hạn chế của nhà trường, vì chưa xây dựng được đội ngũ GV đủ về số lượng cũng như chất lượng. Do vậy có một số chương trình nhà trường khơng chủ động được khâu tổ chức thực hiện kế hoạch.

Tóm lại việc xây dựng kế hoạch mở lớp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên kế hoạch chỉ mang tính tương đối. Kế hoạch chương trình lớp học đơi khi phải điều chỉnh do vậy các HĐBD của Trường luôn bị động.

2.3.2. QL chương trình tài liệu BD

Về chương trình tài liệu BD: Việc xây dựng mỗi chương trình đã được làm đúng quy trình từ việc xây dựng mục tiêu chương trình, nội dung chương trình đến

việc tổ chức viết bài và thơng qua Hội đổng Thẩm định chương trình tài liệu. Kết qủa điều tra 4 chương trình BD trọng tâm của trường là: BD về QLHCNN chương trình chun viên chính; BD về QLHCNN chương trình chun viên; BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên chính; BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên cho thấy phần đông ý kiến học viên đánh giá nội dung chương trình là phù hợp với yêu cầu cơng việc; Chương trình Kiểm lâm viên với 27 chuyên đề 100 % các chuyên đề được đánh giá là phù hợp với mức độ đánh giá khác nhau. Chuyên đề có số phiếu đánh giá là phù hợp thấp nhất là 53%, chuyên đề có số phiếu đánh giá phù hợp cao nhất là 80%. Tương tự, kết quả điều tra đối với các chương trình kiểm lâm viên chính, CV, CVC, chun đề có số phiếu đánh giá phù hợp thấp nhất và cao nhất là 56% và 82% ; 50 % và 76%; 49% và 75%. Với ý kiến đánh giá trên có thể nói nội dung chương trình là tương đối phù hợp với với nhu cầu của HV. Việc xây dựng chương trình BD được thực hiện theo đúng quy trình, cụ thể:

- Đối với các chương trình BD nhà nước đã công nhận, được ban hành và đang áp dụng như: Chương trình BD kiến thức QLHCNN ngạch chuyên, chun viên chính, hay các chương trình của lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính... Nhà trường thực hiện đúng các nội dung có trong chương trình.

- Đối với các chương trình BD Bộ giao bao gồm: Chương trình BD cơng chức kiểm lâm, chương trình BD chun mơn nghiệp vụ cho CBCC-VC của Bộ, ngành. Các bước tiến hành để xây dựng một bộ tài liệu của chương trình gồm:

+ Nhà trường tổ chức đánh giá nhu cầu, xác định mục tiêu BD từ đó xây dựng nội dung chương trình khung.

+ Nội dung chương trình khung được thơng qua hội đồng thẩm định của Bộ. Sau khi chương trình khung đã được Hội đồng thẩm định duyệt.

+ Nhà trường lựa chọn GV viết bài cho các nội dung của chương trình. Tất cả các bài viết được thông qua Hội đồng thẩm định cho ý kiến, sau khi có ý kiến đồng ý của Hội đồng thẩm định.

2.3.3. QL hoạt động dạy

QL hoạt động dạy là một nội dung quan trọng của q trình QL HĐBD và nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, chất lượng BD. QLHĐ dạy của Trường Cán bộ quản lý NN & PTNT I những năm qua được tiến thành theo các trình tự sau:

Thứ nhất, lựa chọn GV thực hiện các bài giảng trong chương trình BD.

Việc lựa chọn GV giảng các nội dung trong chương trình BD có ý nghĩa rất lớn đến kết quả của mỗi khóa học. Vì vậy nhà trường đã quy định việc lựa chọn GV tham gia giảng dạy được tiến hành như sau:

+ Xây dựng quy chế xét duyệt để lựa chọn GV lên lớp

+ Căn cứ vào quy chế, nội dung chương trình đã được Bộ phê duyệt. Các GV trong trường đăng ký chuẩn bị bài giảng, bài giảng phải phù hợp với chuyên ngành của GV và được nhà trường chấp nhận.

+ Tổ chức thông qua bài giảng trước các tổ bộ môn, khoa.

+ Tổ chức thông qua bài giảng trước Hội đồng khoa học của trường, được Hội đồng Khoa học đồng ý. Nhà trường mới chấp nhận cho GV thực hiện bài giảng cho các khóa BD.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch BD, kế hoạch giảng dạy cho cả năm, hàng tháng,

tuần cho từng khóa học cụ thể. Trong kế hoạch của mỗi khóa BD nêu rõ mục tiêu của khóa học, đối tượng học, thời gian học, địa điểm học và các GV giảng dạy các chuyên đề trong chương trình.

Thứ ba, tổ chức lấy ý kiến phản hồi của học viên về nội dung, phương pháp

giảng dạy của các GV, để làm cơ sở giúp các GV hoàn thiện bài giảng được tốt hơn trong các khóa BD sau đó.

2.3.4. QL hoạt động học

Với đặc điểm học viên là người lớn, là CBCC-VC và thường tham gia các khóa học ngắn ngày. Do đó QLHĐ học của học viên phải gắn liền với các đặc điểm đó. Nhà trường xác định việc QLHĐ học của học viên bao gồm:

- Xác định và lựa chọn đối tượng tham gia các khóa học

- Tổ chức các khóa học gồm việc phân cơng GV phụ trách lớp (GVchủ nhiệm) thành lập ban cán sự lớp, thực hiện việc học viên tham gia QL lớp

- Tổ chức theo dõi, chấm công người đi học thông qua các phiếu điểm danh - Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học của học viên

- Tổ chức lấy ý kiến góp ý của học viên về nội dung chương trình BD, cơng tác QL, phục vụ lớp học. Theo thống kê của phòng Đào tạo KH & HTQT của trường, kết quả HĐBD xét về mặt số lượng được thể hiện trong bảng, biểu đồ sau:

Bảng 2.11. Kết quả HĐBD (2009-2011)

TT Tiêu chí Lớp 2009 HV Lớp 2010 HV Lớp 2011 HV

1 BD thường xuyên 81 7921 82 6142 57 5085

1.1 Chính trị QLNN, kinh tế 40 5855 42 4556 28 3135

1.2 Chuyên môn nghiệp vụ 32 1839 31 1386 29 1630

1.3 Ngoại ngữ, tin học 9 227 9 200 6 320

2 BD theo chương trình 55 2260 16 677 31 1555

3 BD theo hợp đồng 40 1457 38 1345 37 1245

Tổng cộng 176 11638 136 8164 125 7885

(Nguồn: Phòng Đào tạo KH & HTQT – Trường Cán bộ QL NN & PTNT I)

11638 8164 7885 27687 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2009 2010 2011 3 năm

Lượt học viên được đào tạo, bồi dưỡng

Biểu đồ 2.5. Số lượt học viên được ĐTBD qua các năm 2009-2011

5855 1839 227 3717 4556 1386 200 2022 3135 320 2800 13546 3225 747 8539 2009 2010 2011 3 năm

Số lượt học viên theo chuyên ngành đào tạo , bồi dưỡng

Chính tri, QL nhà nước, kinh tế Chuyên môn nghiệp vụ

Ngoại ngữ, tin học Chương trình, hợp đồng, liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)