Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 79)

Sơ đồ 2.1 Cơcấu tổ chức bộ máy TrườngCán bộ QLNN & PTN TI

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ là một nguyên tắc chung cho công tác tổ chức nhằm đảm bảo cho các yếu tố, các phần tử, hay các cá nhân, bộ phận trong một tổ chức được khớp nối với nhau thành một hệ thống, tạo nên sựgắn kết giữa các HĐ một cách nhịp nhàng có hiệu quả của hệ thống.

QL HĐBD CBCC có tính chất hệ thống và có liên quan tới rất nhiều yếu tố như: Yếu tố người dạy, người học, nhu cầu BD của các chủ thể, các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước ... Các yếu tố này khơng những có liên quan với nhau mà cịn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp QL HĐBD phải bảo đảm tính đồng bộ. Nếu chỉ quan tâm tới một yếu tố các biện pháp sẽ khó có tính khả thi.

Tính đồng bộ của các biện QL HĐBD yêu cầu một mặt các biện pháp QL phải đề cấp đến tất cả các yếu tố có liên quan đến cơng tác BD, bao hàm từ việc nghiên cứu từng đối tượng có liên quan, xác định mức độ ảnh hưởng của chúng tới HĐBD. Mặt khác phải đặt các yếu tố này trong mối liên hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

Tính đồng bộ của các biện pháp QL HĐBD bảo đảm cho tất cả các nhân tố tham gia vào các HĐBD có điều kiện phát huy tốt chức năng của mình để đảm bảo cho cơng tác QL HĐBD đạt hiệu quả cao.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Nếu như nguyên tắc các biện pháp QL công tác BD phải bảo đảm bảo tính đồng bộ: yêu cầu các biện pháp QL phải đề cập đến tất cả các yếu tố có liên quan đến HĐBD và xem xét chúng trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, ngoài ra nguyên tắc các biện pháp QL phải đảm bảo tính phù hợp: yêu cầu của các biện pháp QL HĐBD phải thích hợp với từng yếu tố có liên quan đến HĐBD.

tồn tại, phát triển khi nó khơng cịn phù hợp với u cầu khách quan của môi trường sống. Vì vậy, tính phù hợp của các biện pháp QL các HĐBD là một trong những yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát huy hiệu quả của các biện pháp QL. Thiếu nó các biện pháp QL HĐBD chỉ mang tính hình thức, xa rời thực tế, khơng phát huy hiệu lực và hiệu quả trong công tác QL các HĐBD.

Tính phù hợp yêu cầu các biện pháp QL phải xuất phát từ tình hình thực trạng của các yếu tố tham gia vào quá trình BD, khơng được thốt ly hồn cảnh cụ thể của từng yếu tố. Muốn đạt được yêu cầu đó các biện pháp QL cần chú trọng đến việc nghiên cứu kỹ đặc điểm và điều kiện của từng yếu tố tham gia vào HĐBD.

Tính phù hợp của các biện pháp QL HĐBD được biểu hiện trên các khía cạnh: - Sự phù hợp về chương trình với mục tiêu, đối tượng BD;

- Sự phù hợp về hình thức tổ chức QL các khóa học với từng đối tượng tham gia các khóa BD;

- Sự phù hợp về địa điểm, thời điểm tổ chức các khóa học cũng như thời gian cho mỗi khóa học với từng chương trình và đối tượng tham gia các khóa BD;

- Sự phù hợp về nguồn kinh phí tổ chức các khóa BD với nội dung, mục tiêu và đối tượng BD;

- Sự phù hợp về phương pháp, tài liệu giảng dạy cho từng đối tượng tham các khóa BD;

Như vậy, để đảm bảo được tính phù hợp các biện pháp QL cho mỗi khóa học, mỗi đối tượng tham gia khóa BD cần phải được nghiên cứu rất cụ thể.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Theo khái niệm về phát triển: phát triển không phải chỉ đơn thuần là sự tăng về quy mơ mà nó phải bao hàm cả sự hồn thiện về kết cấu. Hay nói cách khác đó là sự tăng cả về mặt lượng và mặt chất theo hướng hồn thiện.

Tính phát triển trong các biện pháp QL HĐBD phải thể hiện được tư tưởng của nội dung khái niệm trên, nghĩa là với sự tác động của các biện pháp QL thì HĐBD sẽ được hồn thiện theo chiều hướng tích cực.

Tính phát triển của các biện pháp QL HĐBD; một mặt yêu cầu các biện pháp QL phải luôn ở trạng thái động đảm bảo tính phù hợp trong mỗi giai đoạn, mỗi thời

kỳ của các đối tượng tham gia BD cũng như cơ sở BD; mặt khác nó cũng yêu cầu các biện pháp QL phải biết “nhìn xa, trơng rộng” phải hướng tới sự hồn thiện của các đối tượng tham gia BD cũng như sự tiến bộ của công nghệ QL HĐBD của các nước, sự tham gia hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BD.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả là tiêu chí cuối cùng trong chu trình đánh giá mọi hoạt động nói chung và HĐBD nói riêng. Hiệu quả của HĐBD có nhiều cách hiểu khác nhau, có thể hiểu hiệu quả HĐBD là việc đạt được các mục tiêu BD, sự hài lòng của người học về cả nội dung và các hoạt động khác có liên quan đến khóa BD. Hay ở mức độ cao hơn thì hiệu quả của HĐBD chính là những thay đổi tích cực của người học cả về nhận thức, kiến thức, kỹ năng sau mỗi khóa BD và việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào cơng việc làm thay đổi và tác động tích cực tới kết quả làm việc của người học nói riêng và của cộng đồng xã hội nói chung.

Đánh giá hiệu quả của HĐBD thường được xem xét trên hai công đoạn: trong quá trình BD và sau quá trình BD.

Cơng đoạn trong q trình BD: Hiệu quả HĐBD chủ yếu được xem xét trên những khía cạnh như; sự hài lịng của học viên sau mỗi khóa BD, sự hồn thành các mục tiêu của khóa BD cũng như mức độ thay đổi tích cực của người học trên các lĩnh vực nhận thức, kiến thức và kỹ năng.

Công đoạn sau BD: hiệu quả của HĐBD được đánh giá trên khía cạnh sự vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc và kết quả cụ thể mang lại trong quá trình vận hành cơng việc. Có thể nói đây là những tiêu chí cụ thể, hay cuối cùng của HĐBD. Song nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như; các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, nguồn vốn hay môi trường, thời gian, địa điểm để áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào q trình cơng tác hoặc triển khai cơng việc hiện tại. Tính hiệu quả của các biện pháp QL HĐBD yêu cầu các biện pháp QL phải hướng tới việc thực hiện các mục tiêu của HĐBD, đảm bảo cho tính hiệu quả của HĐBD được thực hiện trong cả hai công đoạn.

phần tham gia vào q trình BD. Khuyến khích động viên các thành viên tích cực phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chủ động tích cực, sáng tạo nhằm hướng tới việc hồn thành tốt mục tiêu của khóa học.

3.2. Một số biện pháp QL HĐBD tại trƣờng Cán bộ quản lý NN và PTNT I nhằm nâng cao chất lƣợng BD của trƣờng

3.2.1.Biện pháp 1. Nâng cao nhận thứccủa cán bộ QL, của GV và học viên về công tác QL HĐBD

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng và là điều kiện cơ bản góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của một tổ chức. Do vậy sự quán triệt trong tư tưởng, nhận thức của GV, cán bộ QL là rất cần thiết. Bởi nhận thức là yếu tố ban đầu của tất cả các hoạt động, nó chi phối rất lớn đến qúa trình hoạt động và hiệu quả hoạt động, vì nhận thức thường đi kèm với thái độ ứng xử cụ thể của mỗi người. Nếu nhận thức tốt sẽ có thái độ rất tích cực đối với mọi hành động và ngược lại. Nếu nhà trường thực hiện tốt công tác nâng cao nhận thức của đội ngũ GV và cán bộ QL sẽ giúp họ có định hướng và mục tiêu rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ QL, GVvà học viên nhà trường về công tác QL HĐBD.

- Đội ngũ GV, học viên và cán bộ QL sẽ có thái độ ứng xử cũng như hành động đúng đắn hơn khi họ nhận thức được tầm quan trọng của họ đối với công tác QL HĐBD của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐBD.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp

* Nâng cao nhận thức của nhà QL về công tác QL HĐBD

Đối với những người làm nhiệm vụ QL các HĐBD phải thấy được vai trị quan trọng và tính chất cấp thiết của công việc BD CBCC của Bộ NN và PTNT hiện nay. Vì chỉ có BD kiến thức và kỹ năng làm việc cho CBCC mới có thể giúp cho CBCC nâng cao được năng lực làm việc, CBCC có thể bắt kịp, thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của cơng việc cần hồn thành, nhất là trong điều kiện hiện nay; trình độ chun mơn, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc của đội ngũ CBCC nói

chung và CBCC ngành nơng nghiệp nói riêng cịn rất nhiêu bất cập so với u cầu của công việc, với yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế. Thực tế ở nhiều nước trong khu vực và quốc tế đã chứng minh điều đó. Chỉ một khi có nhận thức rõ về vai trị quan trọng và tính cần thiết của cơng tác BD CBCC, các nhà QL BD mới có được thái độ ứng xử thích ứng với nó, thơng qua các cơng việc như xây dựng chiến lược BD CBCC, thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch BD; xây dựng chương trình và đội ngũ GV; hoạch định các chính sách và đầu tư cho công tác BD CBCC một cách thỏa đáng, cho đúng với vai trò trong chiến lược phát triển ngành NN.

Cùng với việc nhận thức về vai trị và tính cấp thiết của cơng tác BD, những nhà QL HĐBD phải nhận thức rõ thêm về vai trị của cơng tác QL các HĐBD. Trong chuỗi các hoạt động tham gia vào quá trình BD, QL HĐBD được coi là khâu mở đầu và có tính quyết định đến các hoạt động khác nằm trong chuỗi các hoạt động tham gia vào quá trình BD. Vì hoạt động QL BD có các chức năng:

- Hoạch định chiến lược BD

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch BD

- Thực hiện các biện pháp QL, điều khiển sự vận động của các hoạt động tham gia vào q trình BD. Trong đó có việc hoạch định các chính sách đối với cơng tác BD chiếm vị trí rất quan trọng trong nhịp độ phát triển của công tác BD.

Thực tế nhận thức về công tác BD nói chung cũng như về công tác QL các HĐBD nói riêng của các nhà QL của Trường Cán bộ quản lý NN & PTNT I cũng như của Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây theo hướng thích hợp với u cầu cơng việc và hồn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện tính đồng bộ ở tất cả các đối tượng, với tất cả các chương trình BD. Vì vậy thường có cách ứng xử chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, ví dụ như; việc đầu tư kinh phí, việc quan tâm chỉ đạo, việc xây dựng đội ngũ GV, việc giám sát, đánh giá ...

Để góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức đối với công tác BD và QL HĐBD cho đội ngũ cán bộ làm công tác QL HĐBD, chúng tôi đề nghị:

- Lập kế hoạch BD đội ngũ làm cơng tác QL HĐBD bằng các hình thức; cử họ tham gia các khóa học về QL HĐBD ở trong nước hoặc nước ngoài; hợp tác với các đơn vị đào tạo tổ chức các khóa học BD nâng cao về cơng tác QL các HĐBD cho CBCC, cho cán bộ làm công tác QL HĐBD;

- Tổ chức cho cán bộ làm công tác QL HĐBD tham quan học tập các mơ hình mẫu về QL HĐBD ở trong nước cũng như ở nước ngoài;

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác QL các HĐBD với các đơn vị được giao nhiệm vụ BD CBCC.

* Nâng cao nhận thức của cán bộ QL nơi có CBCC đi BD

Sản phẩm của các khóa BD được đánh giá chủ yếu thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCC tại cơ quan, đơn vị có CBCC tham gia các khóa BD. Cho nên, việc nhận thức đầy đủ về công tác BD và QL HĐBD là rất quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức có người đi học.

Những năm qua, cơng tác BD CBCC đã được Đảng, Nhà nước nói chung và Bộ Nơng nghiệp và PTNT nói riêng quan tâm nhiều được thể hiện cụ thể: Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chương trình quốc gia về việc tăng cường các hoạt động BD CBCC và đầu tư kinh phí cho các hoạt động trên. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít đơn vị có người tham gia các khóa BD vẫn chưa có nhận thức đúng về việc ĐTBD CBCC của chính đơn vị mình, biểu hiện trên các khía cạnh như chưa có kế hoạch ĐTBD hàng năm, việc cử người đi học chỉ theo yêu cầu của cấp trên, hay cử người đị học vì lý do đảm bảo chế độ lên lương, đề bạt...ít quan tâm, đánh giá đến việc học tập của cơng chức cả trong q trình học và sau khi học, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người đi học, thường coi việc đi học là việc của cá nhân công chức không coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình, thậm chí nhiều cán bộ cịn coi đó là sự tốn kém của cơ quan đơn vị. Những nhận thức và việc làm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thái độ của người học và dẫn đến kết quả của chương trình BD, HĐBD kém chất lượng và khơng có hiệu quả cao. Để nâng cao nhận thức về BD và QL HĐBD cho các đơn vị, tổ chức có người đi học chúng tơi đề nghị cần tiếp tục làm tốt các việc sau:

- Đối với cán bộ lãnh đạo các đơn vị trong Bộ cần quan tâm chỉ đạo tốt hơn tới việc BD nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBCC đang làm các công việc trong đơn vị mình QL. Coi đó là nhân tố quan trọng trong q trình phát triển của tổ chức, đơn vị mình.

- Xây dựng tiêu chuẩn ngạch, bậc cơng chức một cách cụ thể với yêu cầu có thể đo lường được. Từ đó có căn cứ vừa để đánh giá công chức, vừa để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng và kiểm tra kết quả, chất lượng BD cơng chức.

- Cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người đi học và sử dụng người sau khi học. Cụ thể tập trung vào một số chính sách sau:

+ Giảm định mức, giờ làm việc cho cơ quan trong thời gian công chức tham gia các khóa học.

+ Duy trì các chế độ hiện có của cơng chức trong thời gian đi học.

+ Hỗ trợ thêm kinh phí theo quy định của cơ sở đào tạo và một phần cho những chi phí thêm của cá nhân trong q trình học tập.

+ Quan tâm hơn nữa tới việc sử dụng người sau khi học, vừa để thực hiện mục tiêu BD phát triển nguồn nhân lực, vừa để khuyến khích động viên những người khác tham gia vào HĐBD, nâng cao năng lực làm việc của nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức.

* Nâng cao nhận thức của người dạy về công tác QL HĐBD

Người dạy là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học, việc thực hiện các HĐBD, đồng thời cũng là đối tượng chi phối của các HĐBD, người tổ chức thực hiện các nội dung QL HĐBD. Cho nên, người dạy trước hết phải hiểu được HĐBD và nội dung, quy trình của quá trình QL các HĐBD. Nếu người dạy khơng có nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)