QL hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 70)

Sơ đồ 2.1 Cơcấu tổ chức bộ máy TrườngCán bộ QLNN & PTN TI

2.3. Thực trạng QLHĐBD tại TrườngCán bộ QLNN & PTN TI

2.3.3. QL hoạt động dạy

QL hoạt động dạy là một nội dung quan trọng của q trình QL HĐBD và nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, chất lượng BD. QLHĐ dạy của Trường Cán bộ quản lý NN & PTNT I những năm qua được tiến thành theo các trình tự sau:

Thứ nhất, lựa chọn GV thực hiện các bài giảng trong chương trình BD.

Việc lựa chọn GV giảng các nội dung trong chương trình BD có ý nghĩa rất lớn đến kết quả của mỗi khóa học. Vì vậy nhà trường đã quy định việc lựa chọn GV tham gia giảng dạy được tiến hành như sau:

+ Xây dựng quy chế xét duyệt để lựa chọn GV lên lớp

+ Căn cứ vào quy chế, nội dung chương trình đã được Bộ phê duyệt. Các GV trong trường đăng ký chuẩn bị bài giảng, bài giảng phải phù hợp với chuyên ngành của GV và được nhà trường chấp nhận.

+ Tổ chức thông qua bài giảng trước các tổ bộ môn, khoa.

+ Tổ chức thông qua bài giảng trước Hội đồng khoa học của trường, được Hội đồng Khoa học đồng ý. Nhà trường mới chấp nhận cho GV thực hiện bài giảng cho các khóa BD.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch BD, kế hoạch giảng dạy cho cả năm, hàng tháng,

tuần cho từng khóa học cụ thể. Trong kế hoạch của mỗi khóa BD nêu rõ mục tiêu của khóa học, đối tượng học, thời gian học, địa điểm học và các GV giảng dạy các chuyên đề trong chương trình.

Thứ ba, tổ chức lấy ý kiến phản hồi của học viên về nội dung, phương pháp

giảng dạy của các GV, để làm cơ sở giúp các GV hoàn thiện bài giảng được tốt hơn trong các khóa BD sau đó.

2.3.4. QL hoạt động học

Với đặc điểm học viên là người lớn, là CBCC-VC và thường tham gia các khóa học ngắn ngày. Do đó QLHĐ học của học viên phải gắn liền với các đặc điểm đó. Nhà trường xác định việc QLHĐ học của học viên bao gồm:

- Xác định và lựa chọn đối tượng tham gia các khóa học

- Tổ chức các khóa học gồm việc phân cơng GV phụ trách lớp (GVchủ nhiệm) thành lập ban cán sự lớp, thực hiện việc học viên tham gia QL lớp

- Tổ chức theo dõi, chấm công người đi học thông qua các phiếu điểm danh - Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học của học viên

- Tổ chức lấy ý kiến góp ý của học viên về nội dung chương trình BD, cơng tác QL, phục vụ lớp học. Theo thống kê của phòng Đào tạo KH & HTQT của trường, kết quả HĐBD xét về mặt số lượng được thể hiện trong bảng, biểu đồ sau:

Bảng 2.11. Kết quả HĐBD (2009-2011)

TT Tiêu chí Lớp 2009 HV Lớp 2010 HV Lớp 2011 HV

1 BD thường xuyên 81 7921 82 6142 57 5085

1.1 Chính trị QLNN, kinh tế 40 5855 42 4556 28 3135

1.2 Chuyên môn nghiệp vụ 32 1839 31 1386 29 1630

1.3 Ngoại ngữ, tin học 9 227 9 200 6 320

2 BD theo chương trình 55 2260 16 677 31 1555

3 BD theo hợp đồng 40 1457 38 1345 37 1245

Tổng cộng 176 11638 136 8164 125 7885

(Nguồn: Phòng Đào tạo KH & HTQT – Trường Cán bộ QL NN & PTNT I)

11638 8164 7885 27687 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2009 2010 2011 3 năm

Lượt học viên được đào tạo, bồi dưỡng

Biểu đồ 2.5. Số lượt học viên được ĐTBD qua các năm 2009-2011

5855 1839 227 3717 4556 1386 200 2022 3135 320 2800 13546 3225 747 8539 2009 2010 2011 3 năm

Số lượt học viên theo chuyên ngành đào tạo , bồi dưỡng

Chính tri, QL nhà nước, kinh tế Chuyên môn nghiệp vụ

Ngoại ngữ, tin học Chương trình, hợp đồng, liên kết

2.3.5. QL cơng tác kiểm tra đánh giá các khóa BD

Kiểm tra đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của HĐQL các khóa BD. Mục đích của HĐ kiểm tra đánh giá là đưa HĐBD vào nền nếp theo mục tiêu đã định. Đồng thời HĐ kiểm tra đánh giá cũng có vai trị giúp phát hiện ra những hạn chế, bất cập trong quá trình BD để có thể kịp thời bổ sung, điều chỉnh.

HĐ kiểm tra đánh giá chất lượng BD của Trường đã được thực hiện thường xuyên theo đúng quy trình; sau mỗi học phần, khóa học. Hình thức kiểm tra đánh giá được thực hiện thông qua các bài kiểm tra, viết tiểu luận và thi cuối khóa. Thơng qua kết quả của bài thi, bài tiểu luận có thể xếp loại theo mức độ từ cao đến thấp (Giỏi-Khá-Trung bình-Yếu) có thể phần nào đánh giá được chất lượng HĐBD sau mỗi khóa học.

Ngồi ra, sau mỗi khóa BD phịng Đào tạo gửi phiếu đánh giá cho mỗi lớp với các tiêu chí đánh giá gồm: Nội dung chương trình, tài liệu BD, phương pháp giảng dạy, công tác tổ chức QL và phục vụ lớp học. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của học viên sẽ là những dữ liệu tốt nhất để điều chỉnh và cải tiến chương trình BD được tốt hơn, đồng thời nâng cao chất lượng BD cho các khóa học tiếp theo.

Trong những năm qua, nhà trường xác định khâu kiểm tra đánh giá là hết sức cần thiết trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện HĐBD hiệu quả, chất lượng. Thực tế việc triển khai kiểm tra đánh giá vẫn mang tính hình thức, khơng làm thường xun, đơi khi cũng khơng kiểm sốt chặt chẽ việc đánh giá các khóa học. Do khơng QL tốt cơng tác kiểm tra đánh giá cho nên nội dung, phương pháp hay công tác phục vụ lớp học tại trường còn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của học viên tham gia BD.

2.3.6. QL cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất của trường như phân trên đã nêu bao gồm 2 cơ sở: Cơ sở Đông Anh và Cơ sở Thanh Trì. Toàn bộ cơ sở vật chất của trường phục vụ cho các HĐBD và được Nhà nước cấp vốn xây dựng và sửa chữa hàng năm và được QL theo các quy định QL tài sản công của nhà nước. Việc QL CSVC kỹ thuật của trường do phòng Quản trị đảm nhiệm.

Kết luận chƣơng 2

Đánh giá chung về công tác QL HĐBD

Những ƣu điểm

Về quy mô HĐBD: Những năm qua công tác BD công chức Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được tiến hành khá tốt. Với số lượng GV không nhiều (41 người), hàng năm Nhà trường đã thực hiện hồn thành kế hoạch Bộ giao với quy mơ bình quân mỗi năm tổ chức 145 khóa học với trên 9 nghìn lượt người tham gia (9226 lượt người). Quy trình BD của trường đã được tiến hành khá bài bản và đúng với các quy định của Nhà nước, từ việc xác định nhu cầu BD, lập kế hoạch BD, tổ chức kiểm tra và đánh giá, báo cáo kết quả.

Về công tác QL hoạt động dạy: Đội ngũ GV ít, đặc biệt là số GV chuyên ngành về QL HCNN có 4 GV chiếm 9% tổng GV cơ hữu, trong khi đó số lớp, số học viên và thời lượng học của các lớp chuyên về QL HCNN hoặc có các nội dung về QL hành chính khá nhiều và được coi là trọng tâm của chương trình đào tạo BD CBCC của trường; tính về thời lượng giảng dạy cho các loại lớp nói trên, trung bình mỗi năm chiếm 50% tổng thời lượng giảng dạy của toàn Trường. Đội ngũ GV tuy đã cố gắng song phần đơng vẫn chưa có tính chun nghiệp cả về chuyên môn và phương pháp trong việc giảng dạy cho công chức, thiếu kiến thức thực tế, thậm chí chưa tiếp xúc với các cơng việc mà mình có trách nhiệm truyền đạt. Cho nên khi giảng dạy các bài giảng mang tính lý thuyết, hàn lâm thuần túy, ít gắn được với việc yêu cầu giải quyết công việc thực tế. Điều đó làm cho khoảng cách giữa bài học với nhu cầu học của học viên càng xa hơn, người giảng chưa thực sự quan tâm tới lợi ích của học viên chưa lấy học viên làm trung tâm trong quá trình giảng dạy, GV chỉ chú ý tới lợi ích của của người giảng.

Về công tác QL hoạt động giảng dạy: Với kết quả điều tra của 2 năm trước (năm 2009, 2010) và năm gần đây 2011 cho thấy phần đông học viên hài lòng với nội dung và phương pháp giảng dạy của GV. Về phương pháp giảng dạy 100% phiếu đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên trong có 50%-90% học viên đánh giá GV có phương pháp giảng dạy tốt. Về nội dung có 47% đến 90 % học viên đánh giá nội

Về chất lượng BD Ngoài việc điều tra, khảo sát về chất lượng giảng dạy từng GV trong quá trình BD, đề tài cịn đi sâu vào đánh giá chung về chất lượng sau quá trình thơng qua việc điều tra các học viên đã tham gia các khóa BD tại Trường Cán bộ QL NN & PTNT I tập trung vào một số tiêu chí đánh giá sau:

Kết quả điều tra về mức độ kiến thức, kỹ năng thu nhận được từ khóa học theo mức độ “rất nhiều”, “nhiều”, “ít”, và “khơng” cho thấy số ý kiến đánh giá tập trung vào 2 mức “nhiều” và “ít”, một số ý kiến đánh giá vào mức “rất nhiều” và ở mức “không”. Cụ thể mức “nhiều” đánh giá cao nhất chương trình BD tiếng Anh đạt 80%, tiếp đến là chương trình BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên 78.3%, chương trình BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên chính 55%, chương trìnhBD kiến thức QLHCNN chương trình chun viên 42%. Chương trình được đánh giá có mức độ kiến thức thu nhận được ít nhất là chương trìnhBD kiến thức QLHCNN chương trình chun viên chính 35%.

Mức độ áp dụng kiến thức đã học vào công việc chuyên môn đã có được từ các khóa học vào cơng việc phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trước hết là nội dung các khóa học có gần với cơng việc của người học, có thực sự giúp người học giải quyết các vướng mắc trong công việc hay giúp họ làm nhanh hơn, tốt hơn và các điều kiện vật chất và chính sách khác. Tuy nhiên qua điều tra hầu hết học viên đã sử dụng các kiến thức đã học vào công việc ở các mức độ khác nhau với các chuyên ngành khác nhau. Cụ thể với các lớp chương trình BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên 78.3% số học viên được hỏi cho rằng họ đã sử dụng nhiều kiến thức vào thực tế, trong đó có tới 2.2% cho rằng sử dụng rất nhiều, 18.1% sử dụng ít và có 1.3% cho ý kiến khơng áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc. Tiếp theo là lớp BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên chính 55% sử dụng nhiều và 45% áp dụng ít. LớpBD kiến thức QLHCNN chương trình chun viên có 42% cho ý kiến sử dụng nhiều vào cơng việc cịn 58% áp dụng ít. Lớp BD kiến thức QLHCNN chương trình chun viên chính 35%. Và kiến thức, kỹ năng được áp dụng vào cơng việc nhiều nhất vẫn là chương trình BD tiếng Anh đạt 81%.

Đánh giá chung về chất lượng đề tài đã sử dụng tiêu chí “mức độ hài lòng” của học viên với 3 cấp độ “rất hài lòng”, “hài lịng”, “ít hài lịng” và “khơng hài

lòng”. Với kết quả điều tracho thấy phần đơng học viên đều hài lịng với các khóa học. Trong đó mức độ “hài lịng” chiếm tỷ lệ cao trên 60%. Chương trình có tỷ lệ “hài lòng”cao nhất là chương trình BD tiếng Anh 88,3%, tiếp đến là các chương trình BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên 82%; chương trình BD kiến thức QLHCNN chương trình chuyên viên 79%; chương trình BD kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên chính 78%; chương trình BD kiến thức QLHCNN chương trình chuyên viên chính 67%.

Với số liệu điều tra về 3 tiêu chí đánh giá chất lượng, đặc biệt là tiêu chí về “mức độ hài lịng” của học viên với các chương trình BD cho thấy chất lượng cơng tác BD CC những năm qua bước đầu đã tiếp cận được các mục tiêu BD ở mức độ trung bình, đã góp phần vào việc nâng cao nhận thức, kiến thức của học viên, giúp họ hồn thành các cơng việc thuận lợi với kết quả cao hơn.

Những tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm về kết quảcả về số lượng và chất lượng nêu trên, công tác QL HĐBD cơng chức trong những năm qua cịn một số tồn tại cần được nghiên cứu giải quyết để nâng cao hơn nữa chất lượng của quá trình BD tại Trường. - Về chương trình, nội dung BD: Nội dung, chương trình BD cịn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, QL, nhất là trong lĩnh vực QLNN. Một số chương trình BD cịn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thơng, kế thừa, cịn trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho CBCC. Kết quả điều tra cho thấy có tới từ 16% đến 26% ý kiến đánh giá cho rằng nội dung chương trình ít phù hợp với cơng việc mà học viên đang thực hiện, đặc biệt vẫn còn từ 2.5% đến 4.3% ý kiến đánh giá chương trình khơng phù hợp với cơng việc của học viên. Mặc dù đã được BD, một số CBCC vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, QL, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Việc BD với những nội dung, chương trình khơng sát hợp dễ phát sinh lãng phí, kém hiệu quả, người học khơng hứng thú vì nội dung khơng đáp ứng nhu cầu công việc. Cũng qua số liệu điều tra trong các bảng nêu trên về nội dung chương

chương trình như chương trình BD QL hành chính chương trình chun viên chính có tới 12% ý kiến cho là quá dài đề nghị bỏ một số chuyên đề hoặc giảm bớt một số nội dung. Đặc biệt là số học viên đã tham gia các khóa học khác trong đó có các nội dung tương tự thậm trí một số nội dung đã được đào tạo chuyên sâu hơn đề nghị được miễn giảm.

Sự khác biệt cả về số lượng chuyên đề cả về trình độ của 2 cấp bậc BD của các chương trình chun viên với chun viên chính, kiểm lâm viên với kiểm lâm viên chính chưa nhiều, nhất là đối với các chuyên đề cơ bản ít thay đổi về nội dung. Về chất lượng BD: những tồn tại của chương trình BD cộng với các yếu tố khác như hình thức tổ chức các khóa BD và đội ngũ GV tham gia giảng dạy làm cho chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế đó là nâng cao chất lượng giải quyết công việc. Qua số liệu điều tra trong các bảng đã nêu trên cho thấy còn khá nhiều ý kiến cho rằng các chương trình, nội dung BD ít mang lại kiến thức kỹ năng cần thiết cho người học. Có chương trình như chương trình BD về QLHCNN chương trình chun viên chính có tới 58% ý kiến cho rằng ít nhận được những kiến thức mới, cần thiết từ chương trình. Chương trình BD kiến thức và nghiệp vụ kiêm lâm viên là chương trình được đánh giá cao nhất vẫn cịn có tới 18,4% ý kiến cho là ít nhận được những kiến thức mới, cần thiết từ chương trình. Về mức độ hài lịng của học viên với các khóa tuy khơng có ý kiến khơng hài lịng, số ý kiến cho rằng ít hài lịng với khóa học vẫn cịn và chiếm tỷ lệ khơng nhỏ: BD kiến thức và nghiệp vụ kiểm lâm viên 18%; Chương trình BD kiến thức và nghiệp vụ kiểm lâm viên chính 22%; Chương trình BD kiến thức QLHCNN chương trình CVC 33%; Chương trình BD kiến thức QLHCNN chương trình CV 21%; Chương trình BD tiếng Anh 11.7%.

Những nguyên nhân:

Việc còn những tồn tại nêu trên do khá nhiều nguyên nhân, song tập trung vào một số nguyên nhân trong QL HĐBD nhu sau:

(1) Về cơng tác QL chương trình: Việc xây dựng nội dung chương trình chưa bám sát cơng việc thực tế của CBCC, cịn mang tính chủ quan trong cả việc xác định nội dung và quá trình tổ chức xây dựng chương trình. Chưa xây dựng nội dung chương trình phù hợp từng đối tượng CBCC. Nội dung chương trình ít hấp đẫn, chưa tạo nên động cơ cho

người học. Nhiều chương trình gộp các đối tượng khác nhau vào học chung. CBCC-VC công tác trong tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực trong hệ thống chính trị đều học chung chương trình BD kiến thức QLHCNN ngạch chuyên viên, chuyên viên chính. Nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)