.Hình thức giáo dụcđạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 33 - 34)

Giáo dục đạo đức thông qua dạy học: Dạy học là cách trực tiếp để giáo dục

đạo đức, dạy cho học sinh hiểu biết từ trình độ thơng thường đến trình độ lý luận về đạo đức để học sinh tự điều chỉnh mình, biết đánh giá hành vi của mình và của người khác.

Giáo dục đạo đức thông qua lao động và các hoạt động xã hội: Bằng lao động

chân tay và trí óc con người thể hiện mối quan hệ của mình với xã hội, chỉ có lao động giúp cho con người hình thành nhân cách đạo đức.

Giáo dục thông qua tấm gương đạo đức: Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm

đến sự nghiệp giáo dục. Trong giáo dục đạo đức Người coi trọng đến nêu tấm gương. Người đã vận dụng cách giáo dục của ông cha ta: “Dĩ nhân di giáo, dĩ ngôn nhi giáo” tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình đã, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Phương pháp nêu gương đòi hỏi người giáo dục phải là tấm gương trước đã “Tự mình phải “chính” trước, mới giúp người khác “chính” được”. Thầy, cơ giáo, người quản lý, ông bà, cha mẹ, … là những người phải gương mẫu cho con em mình noi theo. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về đức hy sinh, tinh thần nhân văn cao cả. Cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là sự thể hiện phương pháp giáo dục đạo đức theo hình thức nêu gương.

Giáo dục đạo đức thơng qua hình tượng nghệ thuật:

Giáo dục đạo đức bằng hình tượng nghệ thuật sẽ đi vào lịng người một cách tự nguyện,vì vậy nó có hiệu quả rộng lớn và lâu bền.Nghệ thuật ở đây là sự thể hiện những giá trị chân –thiện –mĩ của dân tộc và của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)