Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học thành phố nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 35)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.2 .Giáo viên, giáo viên Tiểu học

1.3. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp GVTH được ban hành kèm theo Quyết định số

14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ GD&ĐT là một hệ thống các tiêu chí xác định năng lực nghề nghiệp của GVTH từ khi được đào tạo làm nghề, bước vào nghề và trong suốt quá trình hành nghề ở trường Tiểu học, là sự thể

giá ở 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực gồm 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu được cụ thể bằng 4 tiêu chí được phân loại từ thấp đến cao:

Lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Bao gồm các yêu cầu:

- Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của công dân, nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Tham gia các hoạt động xã hội xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, phát triển đời sống văn hóa cộng đồng,

giúp đỡ đồng bào; yêu nghề tận tụy với nghề; giáo dục HS có lịng u thương con người, tự hào và giữ gìn truyền thống dân tộc, nâng cao ý thức bảo vệ độc lập tự do, yêu nước, yêu CNXH)

- Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước (Chấp hành quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện quy định của địa phương; giáo dục HS ý thức chấp hành pháp luật; vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật)

- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động (chấp hành quy chế, quy định của ngành; xây dựng và thực hiện quy chế

hoạt động của nhà trường; thái độ lao động đúng mực, hoàn thành nhiệm vụ, cải tiến công tác quản lý HS; đảm bảo ngày công, giờ công)

- Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo;

tinh thần phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, HS và cộng đồng.(Không vi phạm phẩm chất danh dự của nhà giáo; gương

mẫu; khơng có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống và trong giáo dục; có tinh thần tự học và phấn đấu cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun

mơn, nghiệp vụ và rèn luyện sức khỏe)

- Trung thực trong cơng tác; đồn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và HS.(trung thực trong các hoạt động giáo dục; đoàn kết, chia sẻ với mọi người; phục vụ nhân dân đúng mực; hết lòng giáo dục HS)

Lĩnh vực: Kiến thức. Bao gồm các yêu cầu:

- Kiến thức cơ bản ( Nắm vững chương trình, SGK, có kiến thức chun sâu đồng thời có khả năng hệ thống hố kiến thức cả cấp học, đảm bảo kiến

thức cơ bản trong tiết học, có khả năng hướng dẫn kiến thức chuyên sâu cho

đồng nghiệp hoặc bồi dưỡng HSG, giúp đỡ HS kém).

- Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi (Hiểu biết tâm sinh lý HS, sử dụng kiến thức về tâm lý học để có phương pháp dạy học và

ứng xử sư phạm phù hợp).

- Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS. - Kiến thức phổ thơng về chính trị, xã hội và nhân văn, CNTT, ngoại ngữ.

Lĩnh vực: Kỹ năng sư phạm. Bao gồm các yêu cầu:

- Lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án theo hướng đổi mới: kế hoạch

giảng dạy cả năm phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp của mình; kế

hoạch tháng rõ HĐ chính khố và HĐNGLL; kế hoạch tuần cụ thể lịch dạy từng tiết và HĐGD.

- Tổ chức thực hiện HĐDH phát huy được tính năng động sáng tạo của hs: lựa chọn PPDH phù hợp, tạo môi trường học tập thân thiện, hướng dẫn HS tự học, kiểm tra phù hợp, chấm chữa bài cẩn thận, sử dụng TBDH hiệu quả, lờp nói rõ ràng, viết chữ đúng mẫu.

- Chủ nhiệm lớp và tổ chức HĐNGLL: kế hoạch chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học, biện pháp cụ thể phù hợp đối tượng HS, tổ chức dạy học theo

nhóm, phối hợp các lực lượng giáo dục; tổ chức các buổi ngoại khố thích hợp. - Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục: trao đổi

với hs về tình hình học tập và HĐNGLL, dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt tổ chuyên môn, liên hệ với phụ huynh, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục. [6,tr. 5-7]

Có thể nói, Chuẩn nghề nghiệp GVTH bản chất là một hệ thống các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp, dùng làm căn cứ để xây dựng công cụ đánh

giá phát triển năng lực nghề nghiệp, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất các chế độ chính sách đối với GVTH. Nói cách khác, Chuẩn nghề

nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH và phát triển đội ngũ GVTH một cách bền vững là một yêu cầu khách quan mà ngành giáo dục phải làm, đó là một việc phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập.

1.3.4. Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên Tiểu học trong giai đoạn mới

1.3.4.1. Những yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên

Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, với quan niệm Quân-Sư-Phụ đã thể hiện vị trí quan trọng của người thầy trong đời sống xã hội nói chung và cộng đồng làng xã nói riêng. Đối với bất cứ một cá nhân nào trong xã hội

muốn trưởng thành và thành đạt trong xã hội đều phải cần đến sự dạy bảo của người thầy. Người thầy trở thành nguồn tri thức duy nhất đối với người học,

có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của người học bên cạnh vai trị ni dạy của gia đình và sự rèn luyện của bản thân.

Trong xã hội hiện đại, vai trò, vị trí và chức năng của nhà trường nói

chung và người thầy nói riêng đã có những thay đổi căn bản. Cùng với q

trình mở rộng quy mơ và các loại hình giáo dục- đào tạo, đội ngũ GV ngày

càng trở nên đông đảo, cơ cấu đội ngũ GV ngày càng đa dạng về loại hình và trình độ được đào tạo. Đặc biệt, trong quá trình giáo dục, “vị trí trung tâm

chuyển dần từ người GV sang HS với yêu cầu GD-ĐT những thế hệ kế tiếp để trở thành những con người năng động, sáng tạo, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại…Nền giáo dục hiện

đại một mặt đòi hỏi phải đổi mới căn bản quá trình giáo dục và dạy học trong

nhà trường, mặt khác đưa ra những yêu cầu mới về cơng tác đào tạo bồi dưỡng GV trình độ cần được đào tạo, vốn tri thức-kỹ năng và phương pháp dạy học; năng lực hoạt động về xã hội và quản lý”. [18,tr.130]

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc [23], [24] những yêu cầu đối với người GV

trong giai đoạn hiện nay là:

Trước hết, họ phải là những nhà chuyên môn giỏi, nắm vững hệ thống

kiến thức của ngành khoa học, của bộ môn được đào tạo. Không những thế,

trong thời đại ngày nay, họ phải có được hệ thống tri thức hay sự hiểu biết đủ

rộng (hay nền tảng tri thức) để vừa có thể giúp người học mở mang kiến

thức, và đặc biệt là có đủ khả năng đóng vai trị “người hướng dẫn”, “người

học để có thể cập nhật nhanh chóng hiểu biết và nâng cao kỹ năng sư phạm

của mình, khơng bị lạc hậu so với người học.

Thứ hai, người GV phải có tri thức, kỹ năng sư phạm thâm hậu, đặc biệt là kỹ năng tổ chức quá trình học tập cho mỗi cá thể HS.

Thứ ba, những tri thức và kỹ năng tâm lý sư phạm và tâm lý lứa tuổi

phải được trang bị đầy đủ cho GV ở mức thuần thục để họ có khả năng dạy

học và giáo dục thích ứng với các phong cách học tập đa dạng của HS, để họ có thể định hướng về “cách học” cho HS cũng như lựa chọn các cách ứng xử

sư phạm phù hợp với sự phát triển trí tuệ và cảm xúc ở HS.

Thứ tư, triết lý “học tập suốt đời”-xu thế của thời đại địi hỏi người GV

ln phải học tập để cập nhật tri thức ngày càng phát triển của nhân loại, cũng là để họ có đủ kỹ năng cần thiết đáp ứng những đổi mới, canh tân trong hoạt

động sư phạm.

Thứ năm, vấn đề duy trì và phát huy bản sắc văn hố dân tộc đồng thời tiếp nhận, đồng hoá những đặc trưng văn hố tiên tiến của nền kinh tế tri thức

địi hỏi người GV không chỉ là người dạy học-giáo dục mà họ cịn phải là một

nhà văn hố. Sự phát triển xã hội đã đặt lên vai họ cái sứ mệnh tự nhiên ấy,

không thể chối bỏ, bởi sự băng hoại các giá trị truyền thống có thể dẫn tới thảm hoạ cho cả dân tộc.

Thứ sáu, người GV phải vững vàng về phẩm chất chính trị để học có thể

đảm đương và hoàn thành được trọng trách mà Tổ quốc và nhân dân giao phó

cho sự nghiệp Trồng người trước những thách thức nghiệt ngã của cuộc gia nhập mơi trường kinh tế tồn cầu.

Thứ bảy, một tầm nhìn sư phạm-xã hội là điều mà người GV ngày nay phải có. Muốn vậy, cần tạo cho họ có kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng phán

đốn tình huống sư phạm cũng như các trạng thái phát triển của cộng đồng,

của xã hội cả trên bình diện quốc nội lẫn quốc ngoại.

Và cuối cùng, người GV phải cam kết sự nghiệp suốt đời với nghề sư

học này, sẽ khơng có động lực để trở thành nhà sư phạm chân chính, trở thành người “tải đạo” cho thế hệ tương lai.

1.3.4.2. Những yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên Tiểu học

Trên cơ sở những yêu cầu đối với người GV nói chung, với tầm quan

trọng của bậc học nền tảng và đặc thù của lứa tuổi thiếu nhi, người GVTH cần phải chú ý thêm những vấn đề sau:

- Luôn luôn trau dồi phẩm chất tư cách đạo đức, tác phong lề lối làm

việc, phải thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo vì với lứa tuổi Tiểu học thì “gương mẫu hơn cả ngàn lời giáo huấn”.

- Tiểu học là bậc học của phương pháp. Tuy nhiên kiến thức sẽ hình thành phương pháp. Bởi vậy người GVTH cũng không ngừng tự học, tự bồi

dưỡng để có kiến thức sâu rộng, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với HS Tiểu học, tích cực làm đồ dùng dạy học đơn giản nhưng hấp dẫn với trẻ và có hiệu quả giáo dục cao, hình thành cho HS phương pháp học, giúp HS rèn luyện kỹ năng và phát huy trí tưởng tượng phong phú của trẻ.

- Gần gũi, thân thiện với HS, nắm bắt được diễn biến tâm lý lứa tuổi để có những giải pháp ứng xử phù hợp, thực sự trở thành Người bạn lớn để HS có cơ hội bày tỏ ý kiến cá nhân và chủ động, tích cực tham gia các hoạt động chung.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với PHHS và các lực lượng giáo dục khác: GV bộ môn, TPT Đội, các đoàn thể …nhằm nâng cao hất

lượng giáo dục toàn diện cho HS.

1.4. Nội dung công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên Tiểu học đáp ứng

Chuẩn nghề nghiệp

Nghị quyết lần thứ ba, TW Đảng khóa VIII đã xác định: “ Lấy tiêu

chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thông nhất trong các trường. Nội dung đào tạo bồi dưỡng phải thiết thực phù hợp với từng loại cán bộ, chú trọng cả về phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và

thực tiễn. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối

Nội dung bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp bao gồm 3

lĩnh vực: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; Kiến thức; Kỹ năng.

Công tác quản lý bồi dưỡng GVTH đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cần đảm bảo những nội dung sau:

1.4.1. Tổ chức nghiên cứu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp là một hệ thống các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của GVTH; là thước đo để đánh giá GV. Vì thế nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về Chuẩn không phải chỉ là việc làm quan trọng đối với GVTH mà cịn là cơng việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục các cấp, các lực lượng cùng tham gia HĐGD. Do đó rất cần thiết phải tổ chức cho GV, CBQL nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp GVTH cũng như tham mưu đến cấp ủy Đảng,

chính quyền địa phương hiểu biết về Chuẩn, tuyên truyền sâu rộng đến PHHS, các cơ quan đoàn thể…

1.4.2. Tổ chức đánh giá giáo viên Tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp

Tổ chức đánh giá GVTH theo chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn. Có nghĩa là xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá theo

các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo cho GV xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện tự bồi dưỡng; khuyến nghị các cấp QLGD trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng ( xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng v.v..) nâng cao năng lực cho GV.

Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp GV, các cấp QLGD tiến hành xếp loại GV, làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục; cung cấp những thông tin để

làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với GV.

Thơng qua kết quả đánh giá GV, người quản lý có thể kích thích tinh

thần học hỏi, không ngừng vươn lên của đối tượng được đánh giá, kết quả đánh giá sẽ giúp phân loại GV để từ đó người quản lý đưa ra những biện pháp

Đánh giá GV theo Chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối

năm học theo các bước cụ thể sau: - GV tự đánh giá xếp loại

- Tổ trưởng chuyên môn đánh giá, xếp loại - Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại

Đánh giá GV theo Chuẩn không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếp

loại GV, bởi nếu thế sẽ chỉ tác động đến một bộ phạn nhỏ GV yếu kém hoặc xuất sắc mà khơng kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn

đội ngũ. Do đó cần coi trọng việc đối chiếu từng tiêu chí, kiểm tra nguồn minh

chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi GV, chỉ ra phương hướng

phấn đấu của GV đó mới đạt được mục đích của việc quản lý chất lượng.

1.4.3. Kế hoạch hoá công tác bồi dưỡng giáo viên Tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp

1.4.3.1. Xác định các lĩnh vực cần bồi dưỡng

Đây là khâu đầu tiên nhưng có vai trị rất quan trọng trong Kế hoạch

hóa cơng tác bồi dưỡng GVTH theo Chuẩn. Theo lý thuyết của Quản lý sự thay đổi trong giáo dục thì “Trạng thái mong muốn” của đội ngũ GVTH đã được xác định rõ ràng qua các tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn đã đặt ra. Qua kết

quả đánh giá thực trạng GVTH theo Chuẩn, có nghĩa là biết được “Trạng thái

hiện hành” ta xác định được “Khoảng cách cần rút gọn”. Đó chính là lĩnh vực cần bồi dưỡng và cụ thể hơn là yêu cầu nào, tiêu chí nào trong Chuẩn nghề nghiệp GVTH cần được quan tâm. Kết quả của câu hỏi này đối với mỗi địa

phương, mỗi nhà trường và mỗi GV là rất khác nhau vì “Khoảng cách cần rút gọn” của mỗi GV, mỗi nhà trường là rất khác nhau. Chính vì thế xác định vực cần bồi dưỡng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học thành phố nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)