Xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học thành phố nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 58)

Đánh giá, xếp loại GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém Năm học Tổng số GV TS % TS % TS % TS % 2007-2008 532 257 48,31 248 46,62 27 5,08 0 0 2008-2009 546 312 57,14 215 39,37 19 3,47 0 0 2009-2010 537 308 57,35 225 41,89 4 0,74 0 0 (Nguồn: Phịng GD-ĐT)

Để có được bức tranh cụ thể về thực trạng chất lượng của GVTH thành

phố Nam Định so với Chuẩn nghề nghiệp qua một góc nhìn khách quan hơn, tác giả của đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát qua 100 phiếu điều tra xin ý kiến của cán bộ quản lý, và GVTH của 21 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Nam

Định. Kết quả cụ thể theo từng lĩnh vực của Chuẩn nghề nghiệp như sau:

2.4.1. Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

100% số người được hỏi cho rằng, đội ngũ GVTH thành phố Nam Định

đạt các yêu cầu cơ bản thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống từ

mức khá trở lên ( Mỗi yêu cầu của lĩnh vực đạt từ 28/40 điểm trở lên). GVTH Nam Định có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nêu cao trách nhiệm

của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương, góp

phần phát triển đời sống văn hóa nơi cư trú và công tác, sẵn sàng giúp đỡ đồng bào khi gặp hoạn nạn. Tâm huyết với nghề, có ý thức khắc phục khó khăn,

vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua các hoạt động sư phạm, giáo dục HS lòng nhân ái, lòng tự hào với truyền thống dân tộc, truyền thống của quê hương, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp. Nghiêm túc học tập, nghiên cứu những Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước; chấp hành và vận động gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa

phương và của ngành. Đạo đức, tư cách, tác phong lành mạnh, trong sáng,

sống trung thực, giản dị, gương mẫu, đoàn kết nội bộ, chia sẻ với đồng nghiệp, phục vụ nhân dân đúng mực, hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng

tình thương yêu.

Bên cạnh đó, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp Phòng và cấp trường cho biết, một bộ phận nhỏ GVTH thành phố Nam Định cịn có những

biểu hiện chưa đúng mực ảnh hưởng đến uy tín của người thầy như: đánh giá HS chưa thực sự khách quan công bằng, trách phạt kỷ luật HS khơng theo chiều hướng tích cực, chưa trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy do ảnh hưởng của bệnh thành tích, do áp lực của xã hội và của PHHS, thương hiệu của nhà trường. Có những trường hợp có biểu hiện của việc mất đồn kết nội bộ dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu tố kéo dài hoặc vi phạm những quy định

của ngành về vấn đề dạy thêm học thêm, công tác kế hoạch hóa gia đình…Một bộ phận GVTH có tư tưởng ngại đổi mới nên tinh thần tự học, tự

bồi dưỡng khơng cao, gây khó khăn cho CBQL và tập thể trong hoạt động sư phạm chung.

2.4.2. Về lĩnh vực kiến thức

Qua ý kiến của 150 CBQL và GVTH cho thấy: Năng lực của GVTH thành phố Nam Định vững vàng về kiến thức do được đào tạo chuẩn qua các

trường Sư phạm, đồng thời ln có ý thức khắc phục khó khăn BDTX dưới nhiều hình thức để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 KT cơ bản KT tâm lý KT kiểm tra KT phổ thơng Tốt Khá Trung bình

Biểu đồ 2.1 : Chất lượng GVTH thành phố Nam Định về lĩnh vực kiến thức qua ý kiến đánh giá của CBQL, GVTH

Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ không nhỏ GV chưa thực sự có kiến thức chuyên sâu, có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học. Ngay cả khi xác định mục tiêu của tiết dạy trong lập kế hoạch cũng ít tính đến vị trí của bài trong hệ thống kiến thức của môn học của khối lớp và của cả cấp học. Điều

này có một phần do cách phân cơng chun môn ở một số trường Tiểu học

không luân chuyển GV dạy các khối lớp, có những GV chỉ dạy được một khối lớp trong suốt q trình cơng tác nên hạn chế về sự liên thông, thống nhất về kiến thức của cấp học. Số GV có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số

kiến thức chun sâu về mơn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng HSG, giúp đỡ HS yếu, có hạn chế trong học tập là rất ít. Một bộ phận GV lớn tuổi khơng qua các lớp đào tạo chính quy về sư phạm, không được trang bị chuẩn về kiến thức tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi. Hoặc do GV đã lâu ít được bồi dưỡng lại, khơng cập nhật kịp thời, GV cũng có thể không nắm rõ đặc điểm về tâm

sinh lý trẻ trong thời đại mới. Vì vậy, số GV này khi tổ chức các HĐDH cũng như các HĐGD chưa lựa chọn được phương pháp thích hợp với từng đối

ứng xử sư phạm phù hợp với từng tình huống giáo dục. Mặc dù đã được học

tập, nghiên cứu những quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ

chức kiểm tra đánh giá HS theo tinh thần đổi mới nhưng cũng không phải

100% GV đã thực hiện kiểm tra, đánh giá xếp loại HS học sinh mang tính giáo dục đúng quy định, kết quả đánh giá chưa thực sự động viên, khích lệ HS

vươn lên trong học tập. Kiến thức phổ thơng về chính trị, xã hội và nhân văn, CNTT, ngoại ngữ của GV Tiểu học còn hạn chế có ảnh hưởng đến kết quả

giáo dục HS. 2.4.3. Về lĩnh vực kỹ năng sư phạm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 KN th ơng tin Tốt Khá Trung bình

Biểu đồ 2.1: Chất lượng GVTH thành phố Nam Định về lĩnh vực kỹ năng qua ý kiến đánh giá của CBQL, GVTH

Từ năm học 2007-2008, Phòng GD-ĐT Nam Định đã cho phép GVTH thành phố Nam Định soạn bài trên máy vi tính và yêu cầu ghi nhật ký tiết dạy ngay sau bài soạn, vì thế GVTH thành phố Nam Định có nề nếp soạn giảng có

điều chỉnh kinh nghiệm sau mỗi năm giảng dạy. GVTH thành phố Nam Định đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức sử dụng đồ dùng dạy học được cấp và đồ dùng dạy học tự làm, chú ý đến việc tạo sự tự tin, chủ động

trong học tập cho HS qua việc tạo môi trường học tập tốt cho HS. Kỹ năng tổ chức các HĐGD cho HS cũng được chú ý và nâng cao chất lượng

Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy để xây dựng một môi trường học tập hợp tác, thật sự thân thiện với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến với trẻ chưa phải GVTH thành phố Nam Định nào cũng

làm được. Công tác chủ nhiệm lớp và thực hiện thông tin hai chiều trong giáo dục vẫn gặp phải những tình huống chưa được xử lý kịp thời và thỏa đáng dẫn

đến sự không đồng thuận giữa GV-CBQL, GV-GV, GV-PHHS ảnh hưởng đến

uy tín người thầy và nhà trường. Đặc biệt khó GVTH gặp khó khăn trong việc cập nhật những kiến thức phổ thơng về chính trị xã hội, CNTT, Ngoại ngữ, khơng có nhiều thời gian để cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn và tự làm

đồ dùng dạy học. Dưới đây là ý kiến của 150 CBQL,GVTH thành phố Nam định về những khó khăn mà GV thường gặp.

Bảng 2.10. Những khó khăn mà GVTH thành phố Nam Định hay gặp

Mức độ

Các khó khăn Thường

xuyên

Đôi khi Không bao giờ

Xây dựng kế hoạch giáo dục ( Kế hoạch dạy học và giáo dục) theo năm, tháng, tuần.

29 66 55

Tổ chức hoạt động dạy học phát huy tính năng động sáng tạo của HS.

13 116 21

Tạo môi trường học thân thiện với HS. 25 115 8

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục HS.

4 94 52

Phối kết hợp với phụ huynh và các đoàn thể địa phương để giáo dục HS.

10 125 15

Bổ sung, cập nhật thêm kiến thức chuyên môn. 27 83 40 Thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS theo tinh

thần đổi mới.

7 65 78

Bổ sung, cập nhật thêm kiến thức phổ thông về chính trị xã hội, CNTT, Ngoại ngữ.

85 75

Sử dụng đồ dụng đồ dùng dạy học được cấp, phương tiện dạy học hiện đại.

15 117 18

Các CBQL và GV được khảo sát cho rằng những khó khăn mà GVTH

thành phố Nam định gặp phải là do một số nguyên nhân chính sau:

Bảng 2.11. Nguyên nhân của những khó khăn GVTH thường gặp

Mức độ của nguyên nhân

Các nguyên nhân Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng

Không đủ kiến thức chuyên môn. 75 27 18 0

Thiếu kiến thức về tâm lý học lứa tuổi. 72 29 19 0

Đã qua đào tạo sư phạm Tiểu học nhưng kiến thức

và kỹ năng không đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

15 76 29 0

Thiếu thời gian để tự học, tự bồi dưỡng do dạy học 2 buổi/ngày.

56 52 42 0

Số HS/lớp quá đông so với quy định. 36 58 56 0

Diện tích khn viên trường, lớp chật hẹp. 12 34 104 0

Thiếu đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hiện đại. 48 62 40 0

Thiếu tài liệu tham khảo. 58 85 7 0

Thiếu sự giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục.

39 79 32 0

Chưa có sự động viên kịp thời của các cấp quản lý giáo dục và xã hội.

36 83 31 0

Chính sách và chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng đối với lao động của giáo viên Tiểu học.

59 57 34 0

Đội ngũ GVTH thành phố Nam Định đã nỗ lực phấn đấu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động dạy học cũng như giáo dục HS, góp phần vào thành tích chung của tồn

Ngành là 15 năm liên tục dẫn đầu toàn quốc về giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp một cách vững chắc và tạo một tầm cao mới để sẵn sàng đón nhận những thách thức mới của nền kinh tế tri thức và xu hướng tồn cầu hóa đối với giáo dục, GVTH thành phố Nam Định nói riêng

phẩm chất chính trị, năng lực nghề nghiệp hơn nữa, xứng tầm với truyền thống tốt đẹp mà thế hệ những người thầy đi trước đã tạo dựng nên trên quê hương Đất học - Đất văn.

2.5. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng GVTH tại thành phố Nam Định

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và của thành phố Nam Định nói riêng, đồng thời với việc giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học, học giỏi của địa phương, giáo dục Nam Định đã được đón nhận sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; sự quan tâm đầu

tư chăm lo của các cơ quan ban ngành đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân lập.

Đặc biệt, những năm gần đây, ngành Giáo dục Nam Định đã được chú trọng đầu tư về CSVC, trang thiết bị; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng

cao năng lực, trình độ cho CBQL và GV. Điều đó được thể hiện cụ thể tại Đề án: “Nâng cao chất lượng đồng đều giữa các trường Tiểu học, THCS trong

thành phố giai đoạn 2009-2015”. Phòng GD-ĐT thành phố Nam Định đã chú trọng bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV không chỉ về chun mơn nghiệp vụ

mà cả về trình độ lý luận chính trị, hiểu biết về chủ trương chính sách, pháp

luật của Đảng và Nhà nước.

2.5.1. Bồi dưỡng Giáo viên theo chu kỳ

Từ năm học 2005-2006, thực hiện Quyết định số 03/2005/QĐ-

BGD&ĐT ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn hướng dẫn của Sở GD-ĐT Nam Định về việc thực hiện quy chế Bồi

dưỡng thường xuyên Chu kỳ III cho giáo viên các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Bổ túc văn hóa, Trung tâm GDTX và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, Phòng GD-ĐT Nam Định đã củng cố, kiện toàn Ban điều hành công tác BDTX cấp thành phố; xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng GVTH theo Chu kỳ III. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên cho các lớp BDTX bao gồm: giảng viên các trường sư phạm, chuyên viên, GV giỏi các môn học, CBQL giỏi ở địa phương, các cốt cán bồi dưỡng cấp tỉnh.

Hướng dẫn viên có trách nhiệm hỗ trợ giáo viên bằng nhiều hình thức: biên soạn tài liệu bổ trợ, tập huấn cho GV, giải đáp các vấn đề mà cá nhân hoặc

nhóm học tập chưa giải quyết được trong quá trình BDTX.

Sau khi trình và được Sở GD-ĐT duyệt kế hoạch, Phịng GD-ĐT tiến hành tổ chức triển khai bồi dưỡng GVTH đúng kế hoạch với nhiều hình thức bồi

dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng: Phần lý luận chung gồm các vấn đề về chính trị, xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục tiến hành bồi dưỡng tập trung; Phần chuyên môn nghiệp vụ theo từng chuyên đề

được tiến hành tập trung hoặc dưới hình thức cụm trường hoặc tại trường, cũng

có những phần được tiến hành hội thảo theo tổ chuyên môn, hoặc GV tự nghiên cứu. Phần dành cho địa phương được tiến hành theo từng trường.

Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các trường Tiểu học lập kế hoạch BDTX theo hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục; Tổ chức triển khai công tác BDTX cho giáo viên do trường quản lý; Tổ chức việc BDTX của GV theo hình thức tự học là chính; Phối hợp các hướng dẫn viên, màng lưới giáo viên cốt cán của thành phố cùng hiệu trưởng hướng dẫn GV và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX của GV theo các học phần của chương trình BDTX; Thực hiện đầy

đủ chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với GV của trường

(hoặc trung tâm) tham gia BDTX.

100% giáo viên Tiểu học thành phố Nam Định nghiêm chỉnh thực hiện

nội dung và chương trình BDTX theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào công tác dạy học. 100% giáo viên tiểu học trong độ tuổi được làm bài kiểm tra đánh giá cấp trường, cấp Phòng, cấp tỉnh theo đúng quy định và được cấp giấy

chứng nhận hồn thành chương trình BDTX chu kỳ III giai đoạn 2004-2008. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện bồi dưỡng GVTH

thành phố Nam Định theo chu kỳ cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:

- Những chuyên đề được tiến hành bồi dưỡng tại trường thường thu được kết quả không cao. Do các trường Tiểu học dạy 2 buổi trên ngày (những

năm trước đây, thành phố Nam Định dạy học bán trú 10 buổi/tuần), thời gian

sinh hoạt chun mơn của tổ cũng như tồn trường hay phải lồng ghép nhiều nội dung, tranh thủ thời gian cuối giờ học hoặc vào các ngày nghỉ gây tâm lý nặng nề cho giáo viên.

- Kế hoạch của các trường Tiểu học được xây dựng dựa trên đặc thù của từng nơi nhưng khơng có sự kiểm sốt chặt chẽ của các cấp quản lý, vì thế việc thực hiện kế hoạch phần nhiều là hình thức, ít đem lại hiệu quả thiết thực.

- Một số ít trường, đội ngũ CBQL lớn tuổi chưa nhanh nhạy trong việc quản lý sự thay đổi trong giáo dục hoặc do có q nhiều cơng việc nên khơng tham dự đầy đủ các buổi bồi dưỡng tập trung và sinh hoạt chuyên môn, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học thành phố nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)